Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng bao nhiêu tiền lương?

Công chức bị tạm đình chỉ công tác thì được hưởng bao nhiêu tiền lương? Trường hợp nào công chức bị tạm đình chỉ công tác?

Đăng bài: 10:02 10/07/2025

Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng bao nhiêu tiền lương?

Căn cứ khoản 6 Điều 56 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định như sau:

Tạm đình chỉ công tác đối với công chức
...
6. Chế độ, chính sách đối với công chức bị tạm đình chỉ công tác:
a) Trong thời gian tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% tiền lương tháng hiện hưởng. Tiền lương tháng hiện hưởng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ công tác đương nhiên bị tạm đình chỉ chức vụ và không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
c) Công chức được cử đi công tác nhiệm kỳ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bị tạm đình chỉ công tác thì được hưởng 50% mức sinh hoạt phí hiện hưởng;
d) Công chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại điểm a khoản này;
đ) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại điểm a khoản này.

Theo đó, trong thời gian tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% tiền lương tháng hiện hưởng. Tiền lương tháng hiện hưởng được tính bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).

Công chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của tiền lương tháng hiện hưởng.

Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của tiền lương tháng hiện hưởng.

Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng bao nhiêu tiền lương?

Công chức bị tạm đình chỉ công tác được hưởng bao nhiêu tiền lương? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào công chức bị tạm đình chỉ công tác?

Căn cứ khoản 1 Điều 56 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định như sau:

Tạm đình chỉ công tác đối với công chức
1. Công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân;
b) Có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ;
c) Cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý hoặc nếu để tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật;
đ) Đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác:
a) Đối với công chức lãnh đạo, quản lý do người đứng đầu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
b) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức quyết định.
...

Theo đó, công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác trong các trường hợp sau đây:

- Có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân;

- Có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ;

- Cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý hoặc nếu để tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật;

- Đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian công chức bị tạm đình chỉ công tác có được tính vào thời gian tính trợ cấp thôi việc không?

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định như sau:

Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc
1. Thời gian được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu thời gian đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc tại hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao;
d) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
e) Thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
g) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
h) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
...

Theo đó, thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền là thời gian được tính trợ cấp thôi việc.

Từ khóa: Công chức bị tạm đình chỉ công tác Tạm đình chỉ công tác Đình chỉ công tác Tạm đình chỉ công tác đối với công chức Xử lý kỷ luật Công chức

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...