Chính thức từ 2026, giáo viên mầm non được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với đối tượng nào?
Chính thức từ 2026, giáo viên mầm non được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với đối tượng nào?
Chính thức từ 2026, giáo viên mầm non được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với đối tượng nào?
Ngày 16/06/2025, Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo 2025 quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo. Theo đó, Luật Nhà giáo 2025 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026.
Căn cứ Điều 23 Luật Nhà giáo 2025 có quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo như sau:
Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo
1. Tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được quy định như sau:
a) Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;
b) Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;
c) Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.
2. Tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định nêu trên nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.
Như vậy, chính thức từ 2026, giáo viên mầm non được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.
Chính thức từ 2026, giáo viên mầm non được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm hơn bao nhiêu tuổi?
Theo Điều 26 Luật Nhà giáo 2025 có quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau:
Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo
1. Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 27 của Luật này.
2. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi. Trường hợp có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Theo đó, nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 05 tuổi.
Và trường hợp có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Như vậy, từ năm 2026, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm hơn không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường.
Lưu ý: Giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm sẽ không bị giảm lương hưu khi có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Nghĩa vụ giáo viên được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 9 Luật Nhà giáo 2025 quy định về nghĩa vụ của nhà giáo như sau:
(1) Nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, nhà giáo còn có các nghĩa vụ sau đây:
- Giảng dạy, giáo dục đúng mục tiêu, nguyên lý giáo dục; thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự, nhân phẩm, đạo đức nhà giáo; mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp và ứng xử trong quan hệ xã hội; bảo đảm liêm chính học thuật;
- Phát huy phẩm chất, năng lực và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của người học;
- Tôn trọng, đối xử công bằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học;
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; nghiên cứu và áp dụng khoa học giáo dục; cập nhật nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định của pháp luật;
- Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ, đổi mới, sáng tạo.
Xem thêm
>> Từ 1/1/2026, tuổi nghỉ hưu của giáo viên là được quy định như thế nào?
Từ khóa: Chế độ tiền lương Giáo viên mầm non Tiền lương và phụ cấp Nghỉ hưu sớm Chế độ nghỉ hưu
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;