Chính thức người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức từ ngày 01/07/2025 theo Nghị định 170?
Theo Nghị định 170, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức, cụ thể ra sao? Kế hoạch tuyển dụng công chức phải có những nội dung nào?
Chính thức người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức từ ngày 01/07/2025 theo Nghị định 170?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định về các đối tượng được ưu tiên và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức, cụ thể như sau:
(1) Đối tượng được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B:
(2) Đối tượng được cộng 5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành
- Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động.
(3) Đối tượng được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong
(4) Đối tượng được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành.
- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân theo quy định của cấp có thẩm quyền
=> Như vậy, theo quy định trên, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi hoặc xét nghiệp vụ chuyên ngành trong thi tuyển công chức từ ngày 01/07/2025.
Chính thức người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức từ ngày 01/07/2025 theo Nghị định 170? (Hình ảnh Internet)
Hội đồng tuyển dụng công chức bao gồm những thành viên nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng đối với trường hợp thi tuyển hoặc xét tuyển.
Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
+ Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
+ Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
+ Các ủy viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định.
Hội đồng tuyển dụng công chức có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Căn cứ vào hình thức tuyển dụng và yêu cầu công việc quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc phù hợp trong số các bộ phận sau:
+ Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban phỏng vấn (nếu có); Ban vấn đáp; Ban chấm đề án;
+ Quyết định số lượng thành viên tham gia các ban phù hợp với số lượng thí sinh dự thi.
+ Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
- Tổ chức việc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
- Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Kế hoạch tuyển dụng công chức phải có những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 170/2025/NĐ-CP quy định kế hoạch tuyển dụng công chức phải bao gồm những nội dung sau đây:
+ Số lượng biên chế được giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức; yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
+ Tỷ lệ công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan sử dụng công chức và số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm, trong đó xác định vị trí việc làm được tuyển dụng chung cho nhiều cơ quan sử dụng công chức khác nhau (nếu có);
+ Số lượng biên chế, vị trí việc làm tuyển dụng riêng đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định cụ thể chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
+ Số lượng biên chế, vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có) đối với từng nhóm đối tượng;
+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tổ chức thi ngoại ngữ thì xác định rõ ngoại ngữ thi, nội dung, hình thức, thời gian thi, xác định điểm số đạt kết quả;
+ Phương thức tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển); trường hợp tổ chức thi tuyển thì xác định cụ thể hình thức tổ chức thi môn nghiệp vụ chuyên ngành;
+ Các nội dung khác (nếu có).
Xem thêm
Từ khóa: Nghĩa vụ quân sự Tuyển dụng công chức Thi tuyển công chức Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức Cộng điểm ưu tiên Kế hoạch tuyển dụng công chức Hội đồng tuyển dụng công chức
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;