Chính thức Cán bộ công chức nghỉ việc ngay vẫn được hưởng lương theo Công văn 09?
Chính thức Cán bộ công chức nghỉ việc ngay vẫn được hưởng lương theo Công văn 09? Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được lấy từ đâu theo quy định?
Chính thức Cán bộ công chức nghỉ việc ngay vẫn được hưởng lương theo Công văn 09?
Theo đó, thực hiện Kết luận 155-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính từ nay đến 30/6/2025, Kết luận 157-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp của Chính phủ (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo của Chính phủ) định hướng tạm thời bố trí biên chế sau sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Cụ thể:
Căn cứ Mục 1 Công văn 09/CV-BCĐ năm 2025 định hướng tạm thời bố trí biên chế khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp do Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp quy định như sau:
NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VÀ BỐ TRÍ BIÊN CHẾ
1. Việc quản lý, bố trí biên chế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị; yêu cầu của vị trí việc làm, cải cách hành chính gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ, bảo đảm tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
2. Trong giai đoạn sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp, trước mắt, cơ bản giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức, viên chức[1], người lao động hợp đồng hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã. Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.
3. Trường hợp trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không đủ tiêu chuẩn cán bộ, công chức (cấp xã mới) theo quy định của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi (đang trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV thông qua) thì cấp ủy, chính quyền địa phương cho nghỉ theo đúng chính sách của Chính phủ nhằm kết hợp cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng nghỉ ngay trước khi vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thì cấp ủy, chính quyền địa phương xem xét, quyết định để công chức, viên chức nghỉ việc ngay vẫn hưởng lương cho đến thời điểm được hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP) từ ngày 01/7/2025.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp cán bộ công chức viên chức có nguyện vọng nghỉ ngay trước khi vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp thì cấp ủy, chính quyền địa phương xem xét, quyết định để công chức, viên chức nghỉ việc ngay vẫn hưởng lương cho đến thời điểm được hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định 178, Nghị định 67 từ ngày 01/7/2025.
Trên đây là thông tin về "Chính thức Cán bộ công chức nghỉ việc ngay vẫn được hưởng lương theo Công văn 09?"
Chính thức Cán bộ công chức nghỉ việc ngay vẫn được hưởng lương theo Công văn 09? (Hình từu Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được lấy từ đâu theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế như sau:
[1] Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
[2] Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
[3] Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
[4] Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
[5] Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Tự nguyện nghỉ việc theo Nghị định 178 khi đang mang thai được hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc như sau:
Các trường hợp chưa xem xét nghỉ việc
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này là nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP về đối tượng áp dụng quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức (sau đây viết tắt là người lao động);
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
e) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
...
Theo đó, từ các quy định nêu trên thì chưa xem xét nghỉ việc đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nêu trên là nữ khi đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trừ trường hợp cá nhân tự nguyện nghỉ việc.
Như vậy, đối với trường hợp là nữ thuộc các đối tượng nêu trên khi đang mang thai nếu muốn nghỉ việc thì có thể tự nguyện nghỉ việc theo quy định.
Xem thêm
Từ khóa: Cán bộ công chức Nghỉ việc ngay Nghỉ việc ngay vẫn được hưởng lương Công văn 09 Tinh giản biên chế Hưởng chính sách Nghị định 178 Chưa xem xét nghỉ việc Ngân sách nhà nước Tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;