Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.
Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng II và lên hạng I đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng bao gồm: kiến trúc sư, thẩm kế viên; áp dụng đối với các viên chức chuyên ngành xây dựng trong các đơn vị sự nghiệp công lập có tham gia hoạt động xây dựng.
Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng
1- Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm: Kiến trúc sư hạng I - mã số: V.04.01.01; kiến trúc sư hạng II - mã số: V.04.01.02; kiến trúc sư hạng III - mã số: V.04.01.03.
2- Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm: Thẩm kế viên hạng I - mã số: V.04.02.04; thẩm kế viên hạng II - mã số: V.04.02.05; thẩm kế viên hạng III - mã số: V.04.02.06; thẩm kế viên hạng IV - mã số: V.04.02.07.
Tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng
Theo Thông tư, để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xây dựng, viên chức cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung sau đây:
1- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ.
2- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành của hạng dự xét thăng hạng quy định tại Thông tư này.
3- Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
a- Viên chức xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn). Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng hạng II ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
b- Viên chức xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, không kể thời gian tập sự (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn). Trường hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng hạng III ít nhất 12 tháng tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I
Viên chức chuyên ngành xây dựng xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể như sau:
1- Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc 03 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được nghiệm thu;
b) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II hoặc 03 công trình cấp III đã được nghiệm thu;
c) Chủ nhiệm lập hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B hoặc 03 dự án nhóm C đã được nghiệm thu;
d) Chủ trì hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp nhà nước hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
đ) Có 01 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng 01 Huân chương hạng ba hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành và tương đương trở lên.
2- Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II hoặc 03 công trình cấp III đã được nghiệm thu;
b) Chủ nhiệm lập, thẩm tra hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B hoặc 03 dự án nhóm C đã được nghiệm thu;
c) Chủ trì hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp nhà nước hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
d) Có 01 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc được tặng 01 Huân chương hạng ba hoặc 02 lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành và tương đương trở lên.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II
Theo dự thảo, viên chức chuyên ngành xây dựng xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chung và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể như sau:
1- Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Chủ nhiệm đồ án hoặc chủ trì bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã được nghiệm thu;
b) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III hoặc 03 công trình cấp IV đã được nghiệm thu;
c) Chủ nhiệm lập hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C đã được nghiệm thu;
d) Chủ trì hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp cơ sở đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
đ) Có Bằng khen của Bộ trưởng hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên.
2- Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III hoặc 03 công trình cấp IV đã được nghiệm thu;
b) Chủ nhiệm lập hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C đã được nghiệm thu;
c) Chủ trì hoặc là người tham gia chính của ít nhất 01 đề tài khoa học và công nghệ hoặc 01 dự án sự nghiệp cấp bộ, cấp tỉnh hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc 02 dự án sự nghiệp cấp cơ sở đã được nghiệm thu ở mức đạt trở lên;
d) Có Bằng khen của Bộ trưởng hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/02/2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Năm 2025 mức thu nhập của chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng 1) là bao nhiêu? Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng của bác sĩ cao cấp (hạng 1) ra sao?
Ngày 16/12/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng.
Ngày 16/12/2024 Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD trong đó có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng 2 lên hạng 1
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng tuân thủ về thời gian báo trước có được thanh toán tiền phép năm không?
Năm 2025 có nhuận không và lý do tại sao? Mức phạt đối với người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ lễ Tết là bao nhiêu?
Từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng được thực hiện theo mức chuẩn 2.789.000 đồng; tăng 35,7% so với quy định hiện hành.
Ngày 31/7, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.