Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
09 Đặc quyền mà pháp luật dành riêng cho lao động nữ
Phụ nữ ngày nay rất đa năng và tài giỏi đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò: Vừa là lao động, vừa là vợ, là mẹ, có nghĩa vụ, bổn phận chăm sóc gia đình. Do đó pháp luật Việt Nam cũng có những chính sách ưu tiên riêng cho lao động nữ theo luật hiện hành cụ thể:
Được ưu tiên nuôi con (gần con) khi ly hôn
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Căn cứ: Khoản 3, điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014
Độ tuổi kết hôn sớm hơn nam giói 2 tuổi
Một trong những điều kiện được phép kết hôn thì:
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên,
Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Căn cứ: điều 8 Luật HNGĐ 2014
Không phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa khi mang thai
Nếu lao động nữ đang mang thai từ tháng 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở những nơi đặc biệt như vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo thì doanh nghiệp không được phép cử làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Ngoài ra, quy định này cũng nêu rõ, quyền lợi tương tự cũng dành cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ: Điều 137 Bộ luật lao động 2019
Được chuyển đổi làm công việc nhẹ nhàng hơn nếu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ: Khoản 2 điều 137 Bộ luật lao động 2019
Không bị xử lý kỷ luật lao động
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ: Điểm d, khoản 4, điều 122 Bộ luật lao động 2019
Không bị sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp luật định.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Căn cứ: Khoản 3, điều 137 Bộ luật lao động 2019
Lao động nữ mang thai được quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Căn cứ: Điều 138 Bộ luật lao động 2019
Được nghỉ 06 tháng để chăm con
Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Căn cứ: Điều 139 Bộ luật lao động 2019
Được nghỉ trong giờ làm
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Căn cứ: Khoản 4 điều 137 Bộ luật lao động 2019
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng tuân thủ về thời gian báo trước có được thanh toán tiền phép năm không?
Năm 2025 có nhuận không và lý do tại sao? Mức phạt đối với người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ lễ Tết là bao nhiêu?
Từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng được thực hiện theo mức chuẩn 2.789.000 đồng; tăng 35,7% so với quy định hiện hành.
Ngày 31/7, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý; mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.