Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những thay đổi về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là gì?
Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng có gì thay đổi? Người sử dụng lao động sẽ phải đóng bao nhiêu tỷ lệ bảo hiểm xã hội trong năm 2025?
Những thay đổi mới về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
e) Dân quân thường trực;
g) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
h) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;
k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
n) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.
...
Đồng thời, căn theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định cụ thể về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có sự thay đổi và mở rộng so với các quy định trước đây, cụ thể từ ngày 1/7/2025 như sau:
- Chủ hộ kinh doanh:
Những chủ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh sẽ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:
Đối tượng này được đưa vào diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tương tự như những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn.
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty:
Các đối tượng này, mặc dù không nhận lương, vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu họ là người quản lý, đại diện phần vốn nhà nước hoặc các chức danh quản lý khác ở công ty mẹ, công ty con.
- Người lao động làm việc không trọn thời gian:
Những người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt, không làm việc toàn thời gian, nhưng có thu nhập đạt mức tối thiểu để đóng bảo hiểm xã hội cũng thuộc đối tượng tham gia.
- Các trường hợp làm việc không theo hợp đồng lao động chính thức:
Những người lao động không giao kết hợp đồng lao động nhưng có công việc trả lương và có sự giám sát, điều hành của một bên cũng được đưa vào diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phù hợp với các quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã mở rộng phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các nhóm đối tượng mới, đảm bảo tính bao phủ rộng hơn đối với các loại hình lao động hiện nay.
Xem thêm
>>>Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có gì thay đổi?
Người sử dụng lao động sẽ phải đóng bao nhiêu tỷ lệ bảo hiểm xã hội trong năm 2025?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về tỷ lệ đóng BHXH như sau:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định cụ thể về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp (người sử dụng lao động) như sau:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.
3. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Luật này, trừ trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận với người lao động về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng gần nhất.
..
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động (doanh nghiệp) trong năm 2025 được quy định như sau:
- Cho quỹ ốm đau và thai sản: 3% tiền lương làm căn cứ đóng.
- Cho quỹ hưu trí và tử tuất: 14% tiền lương làm căn cứ đóng.
- Cho bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 0,5% tiền lương làm căn cứ đóng.
- Cho bảo hiểm thất nghiệp: 1% tiền lương làm căn cứ đóng.
- Cho bảo hiểm y tế (BHYT): 3% tiền lương làm căn cứ đóng.
Tổng cộng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động phải đóng là 21,5% trên tổng tiền lương của người lao động.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Mới
>>>Từ 01/01/2025, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở nào?
Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng có gì thay đổi? (Hình từ Internet)
Quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/07/2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 01/07/2025, các quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội:
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp liên quan.
+ Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương tháng, các phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
+ Đối tượng quy định tại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ do Chính phủ quy định.
+ Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
Người lao động có quyền lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng. Sau ít nhất 12 tháng, người lao động có thể lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
+ Mức thấp nhất của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội:
Mức thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
- Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
+ Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Mức thu nhập thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
+ Các quy định chi tiết về việc lựa chọn mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội sẽ được Chính phủ quy định thêm, đặc biệt là về việc truy thu và truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Hướng dẫn cách tính hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 đối với CBCCVC theo Thông tư 01 ra sao?
Việc tính mức hưu trí cho người vừa đóng BHXH bắt buộc vừa tự nguyện dựa vào quy định nào? Các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025 được quy định ra sao?
Từ ngày 01/7/2025, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu? 04 trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/07/2025?
Có được hỗ trợ học nghề khi không đóng bảo hiểm thất nghiệp không? Hiện nay, mức hỗ trợ học nghề là bao nhiêu?
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của Shipper Shopee là gì? Shipper chở hàng cồng kềnh có thể bị phạt bao nhiêu tiền từ 2025?
Cắt tóc vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Lịch cắt tóc tháng 1 2025: Ngày tốt để cắt tóc tháng 1 2025 và ngày xấu cần tránh?
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào? Khi cúng ông Công ông Táo kiêng kỵ gì?
Shipper shopee, giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh có lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 ra sao? Làm việc vào Tết 2025 Âm lịch, tiền lương sẽ được tính ra sao?
Tìm hiểu tại sao tử vi 12 con giáp ngày 21 tháng 01 đặc biệt quan trọng, dự báo cho các con giáp và các yếu tố nào của phong thủy cần lưu ý trong ngày này?
S Credit là gì? Cuộc gọi từ S-Credit là gì? Hiện nay điều kiện được cấp tính dụng quy định như thế nào?
Ngày đẹp để Khai bút đầu Xuân năm Ất Tỵ? Người lao động thử việc khi nghỉ Tết có được hưởng nguyên lương hay không?
Tại sao VTC lại ngừng phát sóng 13 kênh truyền hình sau 20 năm? Cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam như thế nào?
Thủ tục cúng ông Công ông Táo thực hiện thế nào? Một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo?
Lịch nghỉ tết của J&T và các đơn vị vận chuyển ra sao? Khi nào người sử dụng lao động được phép yêu cầu làm thêm giờ không giới hạn?