Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân?
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội?
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân/ căn cước công dân?
Việc tra cứu bảo hiểm xã hội qua căn cước công dân (CCCD) mang lại sự tiện lợi cho người tham gia trong việc xác minh các thông tin quan trọng về quá trình tham gia BHXH, như mã số BHXH, số sổ BHXH, quá trình đóng góp và quyền lợi được hưởng.
Để thực hiện việc tra cứu, người tham gia chỉ cần truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau đó nhập số CMND/CCCD cùng một số thông tin cá nhân cần thiết như họ tên, ngày sinh, địa chỉ. Khi thông tin được cung cấp đầy đủ, hệ thống sẽ nhanh chóng trả về kết quả tra cứu chi tiết về tình trạng tham gia BHXH của bạn.
Dưới đây là quy trình chi tiết để thực hiện việc tra cứu bảo hiểm xã hội một cách dễ dàng và nhanh chóng:
Bước 1: Truy cập đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Bước 2: Nhập thông tin theo yêu cầu
Bước 3: Sau khi đã nhập đầy đủ thông tin, nhấn chọn tôi không phải là người máy và nhấn lấy mã tra cứu.
Bước 4: Kiểm tra email để lấy mã tra cứu. Sau đó điền mã tra cứu vào ô nhập ma rồi nhấn tra cứu để xem kết quả
Bước 5: Sau khi nhận được thông tin, hệ thống sẽ trả về kết quả tra cứu
Người dùng có thể tiến hành tra cứu các thông tin cá nhân, quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,..
Trường hợp kết quả không hiển thị hoặc gặp lỗi, người dùng vui lòng kiểm tra lại thông tin tra cứu và thực hiện lại các bước tra cứu.
Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân/căn cước công dân? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
6. Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
7. Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
10. Hành vi khác theo quy định của luật.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
- Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật;
- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật;
- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức;
- Hành vi khác theo quy định của luật.
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
- Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
- Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
- Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
- Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Chủ động đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và được thanh toán phí giám định y khoa khi kết quả giám định y khoa đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];