4 mức xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức từ ngày 01/01/2026?
4 mức xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức từ ngày 01/01/2026? Cán bộ, công chức được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm trong trường hợp nào?
4 mức xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức từ ngày 01/01/2026?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định như sau:
Xếp loại chất lượng
1. Căn cứ vào kết quả theo dõi, đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng hằng năm theo các mức sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng phải được thông báo đến cá nhân công chức, công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được lưu vào hồ sơ công chức.
Như vậy, theo quy định mới, công chức được xếp loại chất lượng hằng năm theo 04 mức sau:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
+ Hoàn thành nhiệm vụ;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ.
Trước đây, tại Điều 56 Luật cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) có quy định về nội dung đánh giá công chức nhưng chưa nêu rõ cụ thể các mức xếp loại chất lượng như quy định mới theo khoản 1 Điều 26 Luật Cán bộ, công chức năm 2025. |
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 44 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về đánh giá công chức tại Mục 3 Chương IV của Luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
3. Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 52/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Theo quy định, Luật Cán bộ, công chức 2025 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. Tuy nhiên, quy định về đánh giá công chức tại Mục 3 Chương IV Luật Cán bộ, công chức 2025 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Như vậy, việc xếp loại chất lượng hằng năm theo 04 mức được nêu trên có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
4 mức xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức từ ngày 01/01/2026? (Hình ảnh Internet)
Cán bộ công chức được xem xét loại trừ, miễn giảm trách nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định như sau:
Loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
1. Cán bộ công chức được xem xét loại trừ, miễn giảm trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Luật này;
b) Đã thực hiện theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, không vụ lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng vẫn gây ra thiệt hại vì lý do khách quan;
c) Thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép và được cấp có thẩm quyền xác định đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung;
d) Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền.
2. Việc loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm đối với cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, cán bộ công chức được xem xét loại trừ, miễn giảm trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
+ Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo theo quy định;
+ Đã thực hiện theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, không vụ lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng vẫn gây ra thiệt hại vì lý do khách quan;
+ Thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép và được cấp có thẩm quyền xác định đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung;
+ Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền.
Cán bộ công chức có nghĩa vụ gì trong thi hành công vụ?
Căn cứ Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định cán bộ công chức trong thi hành công vụ có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chủ động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc; ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong thực thi nhiệm vụ.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công được giao.
+ Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải chấp hành, đồng thời báo cáo bằng văn bản với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Xem thêm
Từ khóa: Cán bộ công chức Xếp loại chất lượng hằng năm Xếp loại chất lượng hằng năm đối với cán bộ công chức Mức xếp loại chất lượng hằng năm Xem xét loại trừ Miễn giảm trách nhiệm
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;