Công ty Luật TNHH Nhân Bản
https://www.luatnhanban.com/
MST: 0305882028
53/1/28 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Chưa cập nhật
5 công việc đã đăng
1 người đang theo dõi
Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Nhân Bản
Để hiểu rõ hơn về CÔNG TY LUẬT TNHH NHÂN BẢN, chúng tôi xin phác thảo đôi nét về tên công ty cũng như những hoài bão mà Luật sư NGUYỄN TRỌNG HÀO muốn gởi gắm qua một trong những công ty của ông.
Nhân bản nghĩa là gì?
Một xã hội ngày càng phát triển thì luật pháp cũng vậy, ngày càng phải đặt ra nhiều qui định, nguyên tắc ứng xử. Tuy nhiên do đặc thù của hệ thống lập pháp trên thế giới hiện nay nên pháp luật được đặt ra có nhiều đến mức nào đi chăng nữa thì nó cũng luôn đi sau sự phát triển của xã hội; có nghĩa là có những tội phạm khi lần đầu xuất hiện được xem như là không có tội vì chưa được qui định trong luật. Thí dụ: “Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học”chỉ được qui định trong luật hình sự (điều 224, bộ luật hình sự 1999) sau khi nó đã làm hại bao nhiêu người, hoặc tội tử hình cho án kinh tế chỉ được áp dụng sau khi có vụ án Nguyễn Văn Mười Hai, nước hoa Thanh Hương.
Xét về khía cạnh logic của luật pháp, và theo thuyết âm dương, khi luật pháp qui định càng chặt tức là càng cứng nhắc thì lại dễ lộ ra những lỗ hổng; còn luật pháp qui định quá chung chung thì lại khó áp dụng, dễ gây nhầm lẫn. Cho nên quan trọng là nhà lập pháp phải hiểu được dân, đặc thù xã hội nơi mình sống, tôn chỉ xuyên suốt của dân tộc, và phải có cái đầu đi trước thời đại. Song song đó người hành pháp phải biết vận dụng pháp luật một cách uyển chuyển, linh hoạt, không vụ lợi, lấy lẽ phải làm thước đo. Đã có nhiều vụ án mà người thắng trên toà án luật pháp phải hối hận với toà án lương tâm.
Như vậy xem ra vai trò của pháp luật luôn luôn có cái khiếm khuyết, bằng cách nào để khoả lấp những khiếm khuyết này? Đó là câu hỏi, và cũng là mục tiêu mà chúng tôi đề ra để mong muốn góp phần tạo ra một xã hội ngày càng dân chủ, công bằng và nhân văn hơn.
Phật có câu: “cảm thấy đủ là đủ”. Khi xét xử Bao Công đã từng nói: “nếu cứ trả thù như vậy thì oan oan tương báo, hết đời này sang kiếp khác”. Còn Nguyễn Trãi có câu: “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo”. Bác Hồ có câu: “lấy dân làm gốc, nhà nước là của dân, do dân và vì dân”.
Câu của Phật có nghĩa là con người phải biết bằng lòng với thực tại. Con người sống không thể thiếu khát vọng như đừng để lòng tham biến khát vọng thành tham vọng. Chính cái thư thái, cái ung dung tự tại, cái “lòng bất biến trong dòng đời vạn biến” đó lại tạo ra mãnh lực giúp con người phát triển hơn.
Câu của Bao Công có nghĩa là con người sống phải biết điểm dừng, không thể vì những hiềm khích nhỏ nhặt mà biến thành mối thù ngày càng lớn của hai gia đình, dòng họ, dân tộc được. Điểm dừng này là biểu hiện của lòng nhân ái, vị tha.
Câu của Nguyễn Trãi tôn vinh chân lý muôn đời về cái “Tâm” trong ứng xử.
Câu của Bác Hồ nhắc nhở về cái “Tầm” của người kỷ trị.
Tất cả những triết lý nêu trên tựu trung vào hai chữ “Nhân Bản”. Nếu chúng ta sống một cách nhân bản tức là ứng xử một cách trung thực, đĩnh đạc; khi có tranh chấp thì biết nhận cái sai, không lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm thiệt hại người khác; sau khi giải quyết tranh chấp thì bỏ qua mọi hiềm khích để mối giao hoà được tốt đẹp như xưa; có nghĩa là chúng ta đã sống đúng và đầy đủ ý nghĩa của một con người.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, các đồng nghiệp, bạn bè, và quý khách gần xa đã luôn tin tưởng và yêu quý. Chúng tôi mong nhận được nhiều hơn nữa những góp ý, chia sẻ chân thành để chúng tôi ngày càng tiến bộ.
Nhân bản nghĩa là gì?
Một xã hội ngày càng phát triển thì luật pháp cũng vậy, ngày càng phải đặt ra nhiều qui định, nguyên tắc ứng xử. Tuy nhiên do đặc thù của hệ thống lập pháp trên thế giới hiện nay nên pháp luật được đặt ra có nhiều đến mức nào đi chăng nữa thì nó cũng luôn đi sau sự phát triển của xã hội; có nghĩa là có những tội phạm khi lần đầu xuất hiện được xem như là không có tội vì chưa được qui định trong luật. Thí dụ: “Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học”chỉ được qui định trong luật hình sự (điều 224, bộ luật hình sự 1999) sau khi nó đã làm hại bao nhiêu người, hoặc tội tử hình cho án kinh tế chỉ được áp dụng sau khi có vụ án Nguyễn Văn Mười Hai, nước hoa Thanh Hương.
Xét về khía cạnh logic của luật pháp, và theo thuyết âm dương, khi luật pháp qui định càng chặt tức là càng cứng nhắc thì lại dễ lộ ra những lỗ hổng; còn luật pháp qui định quá chung chung thì lại khó áp dụng, dễ gây nhầm lẫn. Cho nên quan trọng là nhà lập pháp phải hiểu được dân, đặc thù xã hội nơi mình sống, tôn chỉ xuyên suốt của dân tộc, và phải có cái đầu đi trước thời đại. Song song đó người hành pháp phải biết vận dụng pháp luật một cách uyển chuyển, linh hoạt, không vụ lợi, lấy lẽ phải làm thước đo. Đã có nhiều vụ án mà người thắng trên toà án luật pháp phải hối hận với toà án lương tâm.
Như vậy xem ra vai trò của pháp luật luôn luôn có cái khiếm khuyết, bằng cách nào để khoả lấp những khiếm khuyết này? Đó là câu hỏi, và cũng là mục tiêu mà chúng tôi đề ra để mong muốn góp phần tạo ra một xã hội ngày càng dân chủ, công bằng và nhân văn hơn.
Phật có câu: “cảm thấy đủ là đủ”. Khi xét xử Bao Công đã từng nói: “nếu cứ trả thù như vậy thì oan oan tương báo, hết đời này sang kiếp khác”. Còn Nguyễn Trãi có câu: “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo”. Bác Hồ có câu: “lấy dân làm gốc, nhà nước là của dân, do dân và vì dân”.
Câu của Phật có nghĩa là con người phải biết bằng lòng với thực tại. Con người sống không thể thiếu khát vọng như đừng để lòng tham biến khát vọng thành tham vọng. Chính cái thư thái, cái ung dung tự tại, cái “lòng bất biến trong dòng đời vạn biến” đó lại tạo ra mãnh lực giúp con người phát triển hơn.
Câu của Bao Công có nghĩa là con người sống phải biết điểm dừng, không thể vì những hiềm khích nhỏ nhặt mà biến thành mối thù ngày càng lớn của hai gia đình, dòng họ, dân tộc được. Điểm dừng này là biểu hiện của lòng nhân ái, vị tha.
Câu của Nguyễn Trãi tôn vinh chân lý muôn đời về cái “Tâm” trong ứng xử.
Câu của Bác Hồ nhắc nhở về cái “Tầm” của người kỷ trị.
Tất cả những triết lý nêu trên tựu trung vào hai chữ “Nhân Bản”. Nếu chúng ta sống một cách nhân bản tức là ứng xử một cách trung thực, đĩnh đạc; khi có tranh chấp thì biết nhận cái sai, không lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm thiệt hại người khác; sau khi giải quyết tranh chấp thì bỏ qua mọi hiềm khích để mối giao hoà được tốt đẹp như xưa; có nghĩa là chúng ta đã sống đúng và đầy đủ ý nghĩa của một con người.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, các đồng nghiệp, bạn bè, và quý khách gần xa đã luôn tin tưởng và yêu quý. Chúng tôi mong nhận được nhiều hơn nữa những góp ý, chia sẻ chân thành để chúng tôi ngày càng tiến bộ.
Hình ảnh của Công ty Luật TNHH Nhân Bản
Chưa có hình ảnh
Tuyển dụng của Công ty Luật TNHH Nhân Bản
-
Tuyển Thực tập sinh Pháp lý (01 Nam)
Thỏa thuận | Tp Hồ Chí Minh | | Đã hết hạn
-
Tuyển dụng Thực tập sinh Pháp lý (Nam)
Thỏa thuận | Tp Hồ Chí Minh | | Đã hết hạn
-
Cần tuyển Thực tập sinh văn phòng Luật
Thỏa thuận | Tp Hồ Chí Minh | | Đã hết hạn
-
Nhân viên Pháp lý
Thỏa thuận | Tp Hồ Chí Minh | | Đã hết hạn