Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quản lý spa là ai? Yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa?

Quản lý spa là ai? Yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa? Tiêu chuẩn TCVN 14186:2024 Yêu cầu đối với dịch vụ Spa ra sao?

Đăng bài: 08:35 04/07/2025

Quản lý spa là ai? Yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa?

Quản lý spa (Spa manager) là người chịu trách nhiệm giám sát và điều phối toàn bộ các hoạt động diễn ra tại spa, bao gồm quản lý nhân sự, tài chính đến đảm bảo chất lượng dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đây là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng dịch vụ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của spa.

Cụ thể, yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa như sau:

(1) Kiến thức chuyên môn, kỹ năng cứng: Để đảm bảo hoạt động của spa diễn ra suôn sẻ, một Quản lý spa cần sở hữu nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng cùng các kỹ năng cứng thiết yếu, đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành làm đẹp, bao gồm:

- Kiến thức chuyên môn về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe: Hiểu rõ về các liệu trình spa, chăm sóc da, massage trị liệu và công nghệ làm đẹp hiện đại.

- Hiểu biết về sản phẩm và thiết bị: Nắm vững tính năng, cách sử dụng và bảo quản thiết bị chuyên dụng, cũng như các sản phẩm/dịch vụ đang được cung cấp tại spa.

- Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý spa: Thành thạo các phần mềm quản lý spa như hệ thống đặt lịch hẹn, chăm sóc khách hàng tự động, quản lý nhân sự,...

- Kiến thức về marketing và kinh doanh spa: Có khả năng xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, thiết kế chương trình ưu đãi, thu hút và giữ chân khách hàng.

- Kỹ năng quản lý nhân sự: Có kinh nghiệm trong việc tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc và đánh giá hiệu suất của đội ngũ nhân viên như Kỹ thuật viên, Lễ tân, Tư vấn viên,...

(2) Tố chất, kỹ năng mềm đối với vị trí Quản lý spa: Để phát huy tối đa vai trò trong việc điều hành spa, bên cạnh kiến thức chuyên môn, Quản lý spa cần trang bị thêm nhiều kỹ năng và tố chất sau:

- Đam mê làm đẹp: Là yếu tố quan trọng giúp Quản lý spa duy trì sự nhiệt huyết và đam mê với công việc. Khi yêu thích ngành làm đẹp, bạn sẽ không ngừng học hỏi và cập nhật những xu hướng mới cùng công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

- Kỹ năng lãnh đạo: Quản lý spa là người điều hành, hướng dẫn đội ngũ Kỹ thuật viên, Tư vấn viên, Lễ tân, v.vv.. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo tốt là yếu tố quan trọng giúp Quản lý spa xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi nhân sự đều được tôn trọng và có cơ hội phát triển. Thêm vào đó, với kỹ năng lãnh đạo, Quản lý spa có thể xử lý tình huống hiệu quả, đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác, từ đó bảo vệ và duy trì sự ổn định trong hoạt động của spa.

- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không thể thiếu đối với một Quản lý spa, giúp duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, nhân viên và đối tác. Khả năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin rõ ràng, tạo sự kết nối và thúc đẩy tinh thần làm việc trong đội ngũ nhân sự. Đặc biệt, trong ngành spa, khả năng khéo léo trong giao tiếp không chỉ giúp xử lý tình huống với khách hàng một cách tinh tế mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm dịch vụ, từ đó giữ chân khách hàng và xây dựng uy tín thương hiệu.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình vận hành spa, sẽ không tránh khỏi những tình huống phát sinh như khách hàng không hài lòng về dịch vụ, sự cố kỹ thuật với máy móc, hay mâu thuẫn nội bộ, v.vv.. Để đối mặt với những thách thức này, một Quản lý spa cần có khả năng phân tích vấn đề nhanh chóng và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì sự ổn định trong hoạt động của spa.

Tư duy dịch vụ & chăm sóc khách hàng: Tư duy dịch vụ và chăm sóc khách hàng là yếu tố cốt lõi giúp Quản lý spa xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu. Với tư duy này, bạn cần luôn đặt khách hàng làm trung tâm, lắng nghe phản hồi của họ, xử lý khéo léo các tình huống phát sinh và liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ. Những nỗ lực này sẽ không chỉ giúp tạo dựng lòng trung thành của khách hàng mà còn góp phần phát triển bền vững cho spa.

Lưu ý: Thông tin trên về Quản lý spa là ai? Yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa? chỉ mang tính tham khảo.

Quản lý spa là ai? Yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa?

Quản lý spa là ai? Yêu cầu về tố chất kỹ năng đối với vị trí Quản lý spa? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn TCVN 14186:2024 Yêu cầu đối với dịch vụ Spa ra sao?

Chi tiết tiêu chuẩn TCVN 14186:2024 Yêu cầu đối với dịch vụ Spa như sau:

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 14186:2024

ISO 17679:2016

DU LỊCH VÀ CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN - SPA CHĂM SÓC SỨC KHỎE - YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỊCH VỤ

Tourism and related services - Wellness Spa - Service requirements

Lời nói đầu

TCVN 14186:2024 hoàn toàn tương đương ISO 17679:2016.

TCVN 14186:2024 do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

ISO 18513 định nghĩa spa là “những khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe với các biện pháp chữa lành sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất và khoáng chất (ví dụ: suối khoáng), biển hoặc khí hậu - có thể kết hợp với các biện pháp trị liệu chăm sóc sức khỏe phù hợp”, và lưu ý một số quốc gia có quy định riêng, phân biệt cụ thể các loại spa. Vì vậy, tài liệu này quy định các yêu cầu chất lượng đối với dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe, theo nguyên tắc tôn trọng bản sắc và những khác biệt văn hóa.

Thay vì nhấn mạnh vào hiệu quả mong muốn của phương pháp trị liệu bằng thiên nhiên tại địa phương, một “spa chăm sóc sức khỏe” hướng đến tăng cường và cân bằng tất cả các yếu tố tạo nên sức khỏe của mỗi cá nhân, bao gồm sức khỏe về thể chất, tâm trí, cảm xúc, xã hội và tinh thần. Các khách hàng của spa chăm sóc sức khỏe mong muốn có thể được “hoàn toàn thư giãn”, phục hồi sức khỏe thông qua tĩnh dưỡng nghỉ ngơi, cân bằng cơ thể, tâm trí, trái tim và niềm tin để họ sẵn sàng trở lại hoàn toàn với cuộc sống hàng ngày.

Con người ngày càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe, số người cao tuổi và sống lâu ngày càng tăng nên Spa chăm sóc sức khỏe ngày càng trở nên phổ biến. Các Spa chăm sóc sức khỏe cũng ngày một đa dạng hơn. Do đó xuất hiện nhu cầu nhận diện chất lượng dịch vụ tốt, tạo sự rõ ràng minh bạch trong trao đổi dịch vụ, nâng cao tín nhiệm của khách hàng, năng lực kinh doanh và đẩy mạnh trao đổi kiến thức về chất lượng dịch vụ.

Hiện tại, spa chăm sóc sức khỏe trở thành dịch vụ thương mại quốc tế. Thị trường quốc tế đòi hỏi nền tảng chiến lược giúp cải thiện chất lượng và năng lực cạnh tranh về giá.

Sự thiếu hụt về nhận diện bản chất của dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe cũng như thiếu các tiêu chuẩn tham chiếu sẽ ảnh hưởng đến chuỗi dịch vụ toàn ngành từ cấp quản lý cao nhất đến những cơ sở kinh doanh, các quy định của cơ quan chính quyền và quan trọng nhất, là ảnh hưởng tới khách hàng. Tài liệu này được xây dựng với mục đích xác định, thiết lập và phát triển các yêu cầu về chất lượng của dịch vụ spa chăm sóc sức khỏe, để từ đó, các bộ phận liên quan có thể giám sát, hướng dẫn lựa chọn thước đo, mức độ phù hợp để đảm bảo hiệu quả thực thi.

Từ năm 1947, Hiến pháp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố “sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội; sức khỏe không đơn thuần là không bệnh tật hay ốm đau”. Định nghĩa hàm chứa hai vấn đề chính, gồm cảm thấy khỏe mạnh và bệnh tật/ốm đau.

Tuy nhiên, nhận thức về sức khỏe nói chung lại bắt nguồn từ ý niệm về bệnh tật/ốm đau. Hiện nay, chăm sóc sức khỏe nghĩa là hướng đến các vấn đề bệnh tật; tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với các biện pháp phòng bệnh, kiểm soát bệnh và chữa bệnh. Với cách tiếp cận sức khỏe này, việc nhấn mạnh không bị mắc bệnh không phải là điểm phổ biến và hiếm khi phù hợp với một chương trình năng động nhằm cải thiện mức độ khỏe mạnh. Quan điểm về việc có nhiều mức độ khỏe mạnh khác nhau hiện đang ngày càng được ủng hộ. Những người không có một bệnh lý cụ thể nào hay không bị khuyết tật gì vẫn có thể chưa được coi là hoàn toàn khỏe mạnh.

...

>> Xem chiết Tiêu chuẩn TCVN 14186:2024 Yêu cầu đối với dịch vụ Spa ra sao tại đây: Tải về

Từ khóa: Quản lý spa Quản lý spa là ai Vị trí quản lý Kỹ năng đối với vị trí quản lý Kỹ năng đối với vị trí quản lý spa Tiêu chuẩn tcvn 14186:2024 Tiêu chuẩn tcvn Chăm sóc sức khoẻ Dịch vụ spa Dịch vụ

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...