Kỹ năng tổ chức thi hành án của Thừa phát lại phải được rèn luyện trong giai đoạn nào?
Thừa phát lại phải được rèn luyện kỹ năng tổ chức thi hành án trong giai đoạn nào? Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại quy định như thế nào?
Kỹ năng tổ chức thi hành án của Thừa phát lại phải được rèn luyện trong giai đoạn nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại
Nội dung tập sự hành nghề Thừa phát lại bao gồm:
1. Tiếp nhận, phân loại yêu cầu thực hiện công việc của Thừa phát lại (sau đây gọi là yêu cầu); kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu;
2. Ứng xử theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; giải thích cho người yêu cầu hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý khi thực hiện yêu cầu, lý do khi từ chối thực hiện yêu cầu;
3. Nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu;
4. Kỹ năng lập vi bằng, soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại;
5. Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;
6. Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án;
7. Kỹ năng tổ chức thi hành án;
8. Sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được thực hiện để đưa vào lưu trữ;
9. Các kỹ năng và công việc khác liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.
Theo đó, Thừa phát lại phải được rèn luyện kỹ năng tổ chức thi hành án trong thời điểm trở thành tập sự hành nghề Thừa phát lại. Sau khi trải qua đợt tập sự hành nghề thì sẽ thực hiện kiểm tra kết quả tập sự hành nghề, trong đó có bao gồm kỹ năng hành nghề.
>> Thừa phát lại: Cơ hội cho cử nhân Luật không hành nghề Luật sư?
>> Hoạt động tống đạt là gì? Thừa phát lại thực hiện công việc tống đạt thu phí bao nhiêu?
Kỹ năng tổ chức thi hành án của Thừa phát lại phải được rèn luyện trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định thì thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại bao gồm:
- Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
- Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự 2008.
Tóm lại, thẩm quyền tổ chức thi hành án phụ thuộc theo 02 trường hợp là yêu cầu của đương sự căn cứ theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc không tổ chức thi hành án thuộc phần thẩm quyền của cơ quan thi hành án có quyết định thi hành án dân sự.
Từ khóa: Thừa phát lại Kỹ năng tổ chức thi hành án Tập sự hành nghề Thừa phát lại Thẩm quyền tổ chức thi hành án Thi hành án dân sự
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;