Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

5 kỹ năng mềm bắt buộc Công chứng viên phải thành thạo?

Công chứng viên phải thành thạo 5 kỹ năng mềm bắt buộc nào? Công chứng viên khi công chứng giao dịch đã được soạn thảo sẵn phát hiện vấn đề chưa rõ có được từ chối công chứng?

Đăng bài: 18:18 15/07/2025

5 kỹ năng mềm bắt buộc Công chứng viên phải thành thạo?

Công chứng viên là nghề nghiệp đặc thù đòi hỏi chuyên môn pháp lý cao và tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nghiêm ngặt. Bên cạnh những vấn đề về chuyên môn tay nghề thì Công chứng viên cần phải rèn luyện các kỹ năng mềm để cung cấp tốt nhất dịch vụ và hoàn thành tốt vai trò của mình.

Theo đó, Công chứng viên phải thành thạo 5 kỹ năng mềm bắt buộc bao gồm:

[1] Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp

Đối với công việc công chứng, chứng thực phải thường xuyên giao tiếp và làm việc với rất nhiều đối tượng như doanh nghiệp, pháp chế, cá nhân thông thường, tổ chức, Luật sư hoặc bất kỳ một cá nhân nào có nhu cầu công chứng, chứng thực.

Điều này càng khẳng định sự cần thiết của kỹ năng nghiệp tiếp chuyên nghiệp để xác định được đúng nhu cầu của khách hàng, giải thích pháp lý và xây dựng niềm tin của khách hàng với văn phòng công chứng.

Không chỉ vậy, đối với các dạng yêu cầu lớn, mang giá trị cao thì kỹ năng này giúp Công chứng viên giảm thiểu thấp hơn rủi ro trong quá trình hành nghề.

[2] Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian

Sau khi giải thể phòng công chứng, khối lượng công việc còn lại sẽ đổ dồn lớn lên các văn phòng công chứng còn lại trong khu vực.

Với số lượng lớn các hồ sơ mỗi ngày nhận được, các nhu cầu pháp lý đa dạng từng giờ, từng phút thì Công chứng viên phải có khả năng quản lý được thời gian, lịch trình và sắp xếp công việc để diễn ra một cách hiệu quả nhất, không bị trì trệ công việc hoặc sai sót, giảm áp lực khi khối lượng công việc quá lớn do giải thế phòng công chứng.

[3] Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong công việc khi hành nghề công chứng sẽ không ngừng gặp các tình huống khác nhau và cần liên tục giải quyết các vấn đề mới mẻ, vấn đề phức tạp từ khách hàng, hồ sơ, giấy tờ, chứng cứ hoặc các tranh cãi về quyền lợi khi công chứng, chứng thực.

Khi rèn luyện được kỹ năng này sẽ giúp cho Công chứng viên có thể làm việc linh hoạt, giỏi đưa ra quyết định và giải pháp để đảm bảo hoạt động công chứng vẫn phù hợp với quy định.

[4] Kỹ năng phối hợp trong công việc

Mặc dù Công chứng viên thường làm việc mang tính độc lập nhưng việc phối hợp trong công việc từ các quy trình khác nhau sẽ đảm bảo tốt hơn, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tăng hiệu quả công việc.

Thông thường, các văn phòng công chứng khi thực hiện công chứng, chứng thực sẽ trải qua các thủ tục khác nhau và chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác để tiếp tục quy trình nên đây là kỹ năng bắt buộc.

[5] Kỹ năng phản biện

Đây là công việc mang tính rập khuôn cao, nhưng không phải lúc nào Công chứng viên cũng phải thực hiện nghiệp vụ theo quy trình mà tùy thuộc vào từng yêu cầu, hồ sơ khác nhau để xem xét tính đúng, tính đủ, tính hợp lý và tính hợp pháp của vấn để.

Khi rèn luyện được kỹ năng này sẽ giúp cho Công chứng viên nhận diện thực tế được các rủi ro, đảm bảo tính pháp lý trước khi xác nhận và quyết định chính xác, phù hợp với quy định pháp luật.

>> 10 Kỹ năng chuyên môn bắt buộc của Công chứng viên từ ngày 1 7 2025?

>> Cơ hội và thách thức cho nghề Công chứng viên trong nền kinh tế số hóa?

5 kỹ năng mềm bắt buộc Công chứng viên phải thành thạo?

5 kỹ năng mềm bắt buộc Công chứng viên phải thành thạo? (Hình từ Internet)

Công chứng viên khi công chứng giao dịch đã được soạn thảo sẵn phát hiện vấn đề chưa rõ có được từ chối công chứng?

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:

Công chứng giao dịch đã được soạn thảo sẵn
...
4. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc tham gia giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, bị cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc công chứng viên tiến hành xác minh, yêu cầu giám định theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; trường hợp người yêu cầu công chứng không làm rõ được và từ chối việc xác minh, yêu cầu giám định hoặc đã xác minh, giám định nhưng vẫn không làm rõ được thì công chứng viên từ chối công chứng.
...

Như vậy, trong trường hợp Công chứng viên có căn cứ để xác định rằng có vấn đề chưa rõ trong giao dịch đã được soạn thảo sẵn thì được phép thực hiện các biện pháp sau:

[1] Đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ giao dịch chưa được mô tả cụ thể.

[2] Yêu cầu giám định theo đề nghị.

Sau khi được giải thích nhưng không được làm rõ, hoặc bị từ chối xác minh hoặc sau khi giám định, xác minh nhưng vẫn không làm rõ được thì Công chứng viên được phép từ chối công chứng.

Tóm lại, sau khi trải qua các biện pháp nghiệp vụ công chứng mới được phép từ chối công chứng.

Từ khóa: Công chứng viên Kỹ năng mềm Giao dịch đã được soạn thảo Từ chối công chứng Giải thể Phòng công chứng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...