Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

5 kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho giáo viên mầm non - Kỹ năng nghề nghiệp?

Kỹ năng nghề nghiệp: 5 kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho giáo viên mầm non? Nhiệm vụ của giáo viên mầm non, giáo viên mầm non hạng 3 mã số V 07 02 26 là gì?

Đăng bài: 18:30 16/07/2025

5 kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho giáo viên mầm non - Kỹ năng nghề nghiệp?

Giáo dục mầm non là nền tảng giáo dục cực kỳ quan trọng đòi hỏi giáo viên mầm non phải có nhiều kỹ năng và phương pháp giáo dục phù hợp để không chỉ giao tiếp được với trẻ nhỏ mà còn có thể tương tác, tạo không khí học tập phù hợp và làm việc tốt với phụ huynh, đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường.

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là một trong những con đường thành công đáng để rèn luyện đối với giáo viên mầm non. Theo đó, 5 kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho giáo viên mầm non bao gồm:

[1] Kỹ năng giao tiếp chủ động

Lắng nghe tích cực là một trong những phương thức giao tiếp hiệu quả, để lại ấn tượng và thiện cảm tốt nhất đối với mọi đối tượng giao tiếp đặc biệt là đối với trẻ mầm non.

Việc chủ động lắng nghe giúp cho trẻ mầm non có cảm giác được quan tâm, chia sẻ từng vấn đề nhỏ và giáo viên mầm non cũng có thể xem xét tốt được từng biểu cảm, cảm xúc của trẻ để hiểu được những gì trẻ cần và vấn đề trẻ đang gặp phải là gì.

[2] Kỹ năng diễn đạt đơn giản

Bởi đối với các trẻ mầm non thì việc tiếp nhận thông tin qua lời nói, hành động, câu từ còn tương đối hạn chế, trẻ mầm non chưa thể hiểu hết được toàn bộ những vấn đề, ngụ ý bên trong nên cách giao tiếp phải đơn giản, ngắn gọn và có biểu cảm, minh họa thực tế.

Cách giao tiếp hành giúp bé trở nên nhạy bén, linh hoạt và nắm tốt được thông tin tích cực, cải thiện hành vi học tập và thái độ của trẻ.

[3] Kỹ năng giao tiếp không thông qua ngôn ngữ

Hoạt động giao tiếp phi ngôn ngữ có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như ánh mắt, cách thể hiện cảm xúc, nét mặt, cử chỉ, động tác hoặc âm vực trong giọng điệu bởi trẻ con có thể nhạy cảm trong việc cảm nhận thông qua các giác quan.

Việc có một kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ tốt có thể giúp trẻ cảm giác được sự ân cần, quan tâm và chăm sóc, giúp trẻ học hỏi và có các hành vi chuẩn mực, giàu cảm xúc và tích cực.

[4] Kỹ năng giao tiếp khi xung đột

Đối với trẻ mầm non thì việc có xảy ra các cuộc tranh giành, tranh cãi hay xung đột từ việc học hoặc tranh giành đồ dùng, đồ chơi là điều không thể tránh khỏi nên đây là kỹ năng rất cần thiết.

Việc giao tiếp hiệu quả có thể lập tức giúp trẻ giữ được bình tĩnh, không căng thẳng, lắng nghe và tìm được giải pháp giải quyết hữu hiệu.

[5] Kỹ năng giao tiếp với phụ huynh

Đối tượng phụ huynh là đối tượng có mối liên hệ mật thiết từ việc giáo dưỡng đến xây dựng mối quan hệ tác động tích cực đến hành vi học tập và cách thể hiện cảm xúc của trẻ.

Giáo viên mầm non phải tạo được sự tin tưởng và mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau trong việc giáo dục trẻ nhằm trao đổi tốt từ thông tin, phương thức và sự phát triển của trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể giúp ý giúp giáo viên có thể xem xét và cải thiện thêm một số điều trong phương thức giáo dục thông qua thời gian tìm hiểu cảm nhận từ trẻ mầm non.

>> Năm 2025, Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non quy đinh ra sao?

>> Lộ trình xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cần đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện gì?

5 kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho giáo viên mầm non - Kỹ năng nghề nghiệp?

Kỹ năng nghề nghiệp: 5 kỹ năng giao tiếp hiệu quả dành cho giáo viên mầm non? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của giáo viên mầm non, giáo viên mầm non hạng 3 mã số V 07 02 26 là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (Có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định nhiệm vụ của giáo viên mầm non, giáo viên mầm non hạng 3 mã số V 07 02 26 bao gồm:

- Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;

- Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;

- Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Từ khóa: Kỹ năng giao tiếp Giáo viên mầm non Kỹ năng nghề nghiệp Giáo viên mầm non hạng 3 Mã số V 07 02 26

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...