Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nữ khối C nên học ngành gì? Dựa vào các yếu tố nào để lựa chọn được ngành phù hợp?
Nữ khối C nên học ngành gì? Đối tượng được tham gia dự thi tốt nghiệp THPT? Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số?
Nữ khối c nên học ngành gì?
Khối C bao gồm các môn học: Ngữ Văn, Lịch sử và Địa Lý.
Sau này với quy chế xét tuyển Đại học thay đổi, để đáp ứng đủ nhu cầu tuyển sinh, khối C đã phát triển và kết hợp với nhiều tổ hợp môn khác nhau. Hiện nay, khối C bao gồm 19 tổ hợp và được chia thành 9 môn thi, bao gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Toán, Vật lý, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội.
Nữ khối c nên học các nhóm ngành sau đây:
(1) Nhóm ngành Sư phạm và Giáo dục
- Sư phạm Văn, Sử, Địa
- Giáo dục Tiểu học, Mầm non
(2) Nhóm ngành Báo chí và Truyền thông
- Báo chí
- Quan hệ công chúng (PR)
- Truyền thông đa phương tiện, truyền thông đại chúng
(3) Nhóm ngành Luật và Hành chính
- Luật học
- Hành chính công
(4) Nhóm ngành Xã hội và Nhân văn
- Ngôn ngữ học, Văn học, Lịch sử, Địa lý học
- Tâm lý học
- Xã hội học, Công tác xã hội
(5) Nhóm ngành Du lịch, Dịch vụ, Ngoại ngữ
- Du lịch, Hướng dẫn viên, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Ngôn ngữ Anh, Trung, Hàn, Nhật
Dựa vào các yếu tố nào để lựa chọn được ngành phù hợp.
- Sở thích và đam mê: Chọn ngành mà bạn thực sự quan tâm và yêu thích, giúp bạn duy trì động lực và hứng thú trong suốt quá trình học tập và làm việc.
- Tính cách và năng lực: Xác định ngành nghề phù hợp với tính cách và khả năng của bạn, đảm bảo bạn có thể đáp ứng yêu cầu công việc và phát huy tối đa tiềm năng bản thân.
- Triển vọng nghề nghiệp: Nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai để đảm bảo cơ hội việc làm và thăng tiến.
- Cơ hội thăng tiến và phát triển: Lựa chọn ngành có lộ trình thăng tiến rõ ràng và cơ hội phát triển nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.
- Thu nhập và phúc lợi: Xem xét mức thu nhập và các lợi ích khác mà ngành nghề mang lại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính và cuộc sống của bạn.
- Sức khỏe và ngoại hình: Đảm bảo rằng ngành nghề không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và phù hợp với ngoại hình của bạn, nếu có yêu cầu đặc thù.
- Giá trị và mục tiêu cá nhân: Chọn ngành mà bạn cảm thấy có ý nghĩa và phù hợp với giá trị sống cũng như mục tiêu cá nhân của mình.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Xem xét khả năng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân trong ngành nghề dự định chọn.
- Yêu cầu về di chuyển và địa điểm làm việc: Xác định mức độ sẵn lòng di chuyển hoặc làm việc ở các địa điểm khác nhau, nếu ngành nghề yêu cầu.
- Điều kiện tài chính và hỗ trợ gia đình: Đánh giá khả năng tài chính và sự hỗ trợ từ gia đình để theo đuổi ngành nghề đã chọn.
Nữ khối C nên học ngành gì? mang tính tham khảo.
>> Xem thêm: Các khối thi đại học 2025? Đối tượng nào được tham gia dự thi tốt nghiệp THPT?
>> Xem thêm: Khối D có những ngành nào? Tổ hợp môn khối D?
Nữ khối C nên học ngành gì? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được tham gia dự thi tốt nghiệp THPT?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT có quy định về đối tượng dự thi tốt nghiệp như sau:
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi, thời gian làm bài và đề thi tốt nghiệp THPT được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT có quy định về đối tượng dự thi tốt nghiệp như sau:
- Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
- Nội dung thi: Bám sát nội dung của Chương trình GDPT hiện hành cấp trung học phổ thông, chủ yếu là chương trình lớp 12.
- Hình thức thi, thời gian làm môn thi/bài thi: Thực hiện theo quy định về cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT được Bộ GDĐT ban hành.
Ưu tiên trong tuyển sinh cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về ưu tiên trong tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như sau:
- Người học đạt đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh cử tuyển quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được ưu tiên trong cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo thứ tự:
- Con liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người có giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;
- Học tại trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp tại năm xét đi học cử tuyển;
- Đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên;
- Trường hợp người học thuộc đối tượng được hưởng nhiều ưu tiên đồng thời thì chỉ được hưởng một ưu tiên cao nhất trong tuyển sinh cử tuyển.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];