Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đưa tin Thái Bình sáp nhập Hưng Yên bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Xử phạt bao nhiêu tiền khi đưa tin Thái Bình sáp nhập Hưng Yên? Định hướng cho việc nghiên cứu sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã bỏ cấp huyện như thế nào?
Đưa tin Thái Bình sáp nhập Hưng Yên bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Kết luận 126-KL/TW năm 2025 và Kết luận 127-KL/TW năm 2025, và Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2025 trong đó có nội dung khẩn trương xây dựng Đề án sắp xếp bộ máy hành chính cấp xã. hiện nay, ta chỉ đưa ra đề án và định hướng nghiên cứu việc thực hiện sáp nhập tỉnh thành, chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về việc các tỉnh thành nào được sáp nhập với nhau.
Như vậy, việc đưa các thông tin về các tỉnh thành hay xã sáp nhập với nhau như Thái Bình sáp nhập Hưng Yên được coi là hành vi đưa thông tin sai sự thật. Mức phạt tiền của hành vi đưa tin Thái Bình sáp nhập Hưng Yên được xác định như sau:
Căn cứ Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo đó, đối với tổ chức có hành vi lợi dụng mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành hoặc sáp nhập cấp xã có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh thành hoặc sáp nhập cấp xã có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm còn phải có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Đưa tin Thái Bình sáp nhập Hưng Yên bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Định hướng cho việc nghiên cứu sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã bỏ cấp huyện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 1 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 đã đề ra định hướng cho việc nghiên cứu sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã bỏ cấp huyện như sau:
Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Việc nghiên cứu phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực, tổ chức trung gian cồng kềnh; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Cùng với đó, đề ra thời gian cụ thể để thực hiện theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025 như sau:
- Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày 09/3/2025.
- Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thiện đề án gửi xin ý kiến các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương chậm nhất ngày 12/3/2025.
- Tiếp thu ý kiến góp ý của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương, hoàn thiện đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước ngày 27/3/2025.
- Tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.
Sáp nhập cấp tỉnh và cấp xã phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đề ra các điều kiện phải đáp ứng khi sáp nhập cấp tỉnh và sáp nhập cấp xã. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];