Máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì? Phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn như thế nào?

Máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì? Phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn như thế nào? Có bao nhiêu phân cấp kỹ thuật phi công quân sự?

Đăng bài: 03:30 30/04/2025

Máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì? Phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn như thế nào?

Máy bay thả bẫy nhiệt để đánh lừa các tên lửa dẫn đường bằng bằng hồng ngoại. Các bẫy nhiệt được thả ra từ máy bay (thường là máy bay tiêm kích) phát ra nhiệt độ rất cao, tạo ra nguồn nhiệt giả, khiến tên lửa nhầm lẫn và đuổi theo bẫy nhiệt thay vì máy bay. Việc thả bẫy nhiệt giúp máy bay tránh bị bắn trúng trong các tình huống chiến đấu bị tên lửa tầm nhiệt tấn công.

Lưu ý: thông tin "Máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì" chỉ mang tính chất tham khảo

Phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn như thế nào?

Căn cứ theo Thông báo khám tuyển phi công quân sự năm học 2025-2026, Viện Y học Phòng không - Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức khám tuyển tạo nguồn tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan lái máy bay quân sự năm học 2025-2026, quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn như sau:

- Nam thanh niên từ 17 đến 21 tuổi (tính đến năm 2025).

- Nam quân nhân tại ngũ hoặc xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ Công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi (tính đến năm 2025).

- Chiều cao 1,65m, cân nặng 52kg trở lên, có sức khỏe tốt.

- Văn hóa: Tại thời điểm đang là học sinh lớp 12, hoặc đã tốt nghiệp THPT.

- Lý lịch chính trị rõ ràng, là Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.

- Tự nguyện học tập trở thành sĩ quan lái máy bay của Quân chủng Phòng không-Không quân.

Máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì? Phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn như thế nào?

Máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì? Phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Có bao nhiêu phân cấp kỹ thuật phi công quân sự?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 120/2020/TT-BQP, quy định về phân cấp kỹ thuật phi công quân sự như sau:

Phân cấp kỹ thuật phi công quân sự
1. Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ):
a) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 3;
b) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 2;
c) Phi công (lái chính, lái phụ) quân sự cấp 1.
2. Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường:
a) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 3;
b) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 2;
c) Phi công kiêm dẫn đường quân sự cấp 1.
3. Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay:
a) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 3;
b) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 2;
c) Phi công giảng viên bay quân sự cấp 1.

Như vậy, theo quy định trên, phân cấp kỹ thuật phi công quân sự được chia làm 3 cấp, cụ thể gồm:

- Phân cấp kỹ thuật phi công (lái chính, lái phụ)

- Phân cấp kỹ thuật phi công kiêm dẫn đường

- Phân cấp kỹ thuật phi công giảng viên bay

Tiêu chuẩn để trở thành phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực là gì?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 120/2020/TT-BQP, để trở thành phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực
1. Trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường và ứng dụng chiến đấu:
a) Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 2;
b) Đã được sát hạch, phê chuẩn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư này trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa), đêm khí tượng giản đơn và đêm khí tượng phức tạp (hoặc bay đêm trên biển).
2. Tiêu chuẩn về giờ bay:
a) Tổng giờ bay tích lũy đối với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 750 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 850 giờ;
b) Giờ bay tích lũy trên máy bay đang bay đối với phi công chuyển loại ≥ 120 giờ.

Như vậy, theo quy định trên, để trở thành phi công quân sự cấp 1 máy bay phản lực phải:

- Là phi công quân sự máy bay phản lực cấp 2

- Đã được sát hạch, phê chuẩn trong điều kiện ngày khí tượng giản đơn, ngày khí tượng phức tạp (hoặc bay ngày trên biển xa), đêm khí tượng giản đơn và đêm khí tượng phức tạp (hoặc bay đêm trên biển).

- Tổng giờ bay tích lũy với phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom ≥ 750 giờ, đối với phi công máy bay tiêm kích đa năng ≥ 850 giờ.

- Giờ bay tích lũy đối với phi công chuyển loại ≥ 120 giờ.

Xem thêm 

19 Huỳnh Ngọc Huy

Từ khóa: phi công phi công quân sự máy bay thả bẫy nhiệt máy bay thả bẫy nhiệt để làm gì phi công lái máy bay phải đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn phân cấp kỹ thuật phi công quân sự máy bay phản lực thông tư 120 thông tư 120/2020/tt-bqp

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...