Chính thức có bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh từ 1/7/2025? Bản đồ hành chính Việt Nam mới sau sáp nhập tỉnh sẽ có bố cục ra sao?
Theo nội dung tại buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025 của Bộ Nội vụ, dự kiến bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chính thức sẽ có từ 1/7/2025.
Chính thức có bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh từ 1/7/2025 (Hình từ Internet)
Chính thức có bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh từ 1/7/2025
Đây là nội dung tại buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025 của Bộ Nội vụ ngày 28/4/2025.
Theo Bộ Nội vụ, bộ bản đồ mới của cả nước và từng địa phương sau đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sẽ được thông qua vào tháng 6, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Như vậy, bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chính thức sẽ có từ ngày 01/7/2025.
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Danh sách 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh như sau:
(1) Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
(2) Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình; lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay,
5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
7. Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
10. Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
11. Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
13. Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà, lấy tên là tỉnh Khánh Hoà, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
16. Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh; lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
17. Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang; lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
22. Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
23. Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Bản đồ hành chính Việt Nam mới sau sáp nhập tỉnh sẽ có bố cục ra sao?
Theo chủ trương sáp nhập tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật quy định, việc sáp nhập 63 tình thành thành 34 tỉnh thành sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Từ thời điểm đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thu thập thông tin, tài liệu và các yếu tố liên quan khác để thành lập bản đồ hành chính Việt Nam của 34 tỉnh thành mới nhất.
Sau khi thành lập bản đồ hành chính mới, bản đồ này sẽ có bao gồm các tỷ lệ sau: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.300.000 và 1:3.500.000.
Về bố cục bản đồ Việt Nam sau sáp nhập tỉnh, bản đồ phải thể hiện đúng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển, đảo, quần đảo.
Ngoài ra còn phải có những yếu tố sau:
- Bản đồ thể hiện lãnh thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 102º - 118º độ kinh Đông, vĩ tuyến từ 04º30’ - 23º30’ độ vĩ Bắc.
- Tên bản đồ được bố trí ở vị trí phía trên khung Bắc tờ bản đồ.
- Tùy thuộc mục đích sử dụng được phép bổ sung bảng diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bảng này thường được đặt ở vị trí góc Đông Bắc của bản đồ.
- Bảng chú giải được bố trí ở khu vực ngoài phạm vi thể hiện lãnh thổ Việt Nam.
- Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị thành lập bản đồ, nguồn gốc tài liệu thành lập.
Trường hợp có xuất bản bản đồ thì phải ghi đầy đủ tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản, tên đơn vị in sản phẩm, thông tin giấy phép xuất bản, bản quyền tác giả, năm xuất bản và các thông tin khác theo quy định của Luật Xuất bản.
Cơ sở pháp lý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ hành chính, ký hiệu QCVN:2024/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 28/5/2025).
Từ khóa: bản đồ 34 tỉnh thành sáp nhập tỉnh bản đồ hành chính Việt Nam Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh đơn vị hành chính
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;