Doping là gì? Sở hữu chất bị cấm trong hoạt động thể thao có thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới?

Doping là gì? Hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới có hành vi sở hữu chất bị cấm trong hoạt động thể thao không? Trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra doping của Tổ chức phòng, chống doping?

Đăng bài: 15:20 11/05/2025

Doping là gì? Sở hữu chất bị cấm có thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới không?

Doping là gì?

Doping được hiểu là hành vi sử dụng các chất hoặc phương pháp bị cấm trong hoạt động thể thao nhằm tăng cường hiệu suất của vận động viên. Những chất cấm này bao gồm: hormone‍,‍ steroid‍,‍ chất‍ kích‍ thích‍ hay‍ thuốc‍ giảm‍ đau‍ mạnh‍,.. nếu sử dụng các chất này không có chỉ định của y tế thì việc tự ý sử dụng là vi phạm quy định của các tổ chức thể thao quốc tế như WADA‍ (World‍ Anti-Doping‍ Agency)‍‍.‍

Doping‍ không‍ chỉ‍ là hành vi gây‍ mất‍ công‍ bằng‍ trong‍ thi‍ đấu‍,‍ mà‍ còn‍ có‍ thể‍ ảnh‍ hưởng‍ nghiêm‍ trọng‍ đến‍ sức‍ khỏe‍ vận‍ động‍ viên‍,‍ bao‍ gồm‍ các‍ vấn‍ đề‍ về‍ tim‍ mạch‍,‍ gan‍,‍ thận‍,‍ hệ‍ nội‍ tiết‍ và‍ tâm‍ thần‍‍.‍ Doping còn đươc chia thành 3 loại

- Doping máu: Dạng Doping này có chứa các hoạt chất quan trọng như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin), để kích thích sản xuất hồng cầu, giúp cải thiện quá trình vận chuyển oxy qua hồng cầu, có thể giúp gia tăng mạnh và kéo dài lên đến 10 ngày.

- Doping cơ bắp: Là phương pháp tăng sản xuất hormone để tăng cường sức mạnh cơ bắp, sức mạnh nói chung và endurance. Thông thường, những vận động viên cử tạ, đấu vật, bóng đá, điền kinh, xe đạp và nhiều môn thể thao khác sẽ sử dụng dạng này

- Doping thần kinh: Là phương pháp ngăn chặn sự điều khiển và phản hồi các cơ bắp đến hệ thần kinh. Mục đích là để giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, không cần nghỉ ngơi nhưng vận động viên vẫn có thể thi đấu trong thời gian dài hơn. Các tác hại của doping cụ thể như sau:

- Gây ra mệt mỏi, khó chịu cho các vận động viên.

- Các vận động viên nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố như: nổi mụn, mọc râu, mọc lông, rối loạn kinh nguyệt,..

- Các vận động viên Nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm có thể dẫn đến liệt dương.

Ngoài ra, còn gây nên các bệnh hoặc triệu chứng như: tiểu đường, suy tim, suy thận, ung thư gan, tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV, tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ….thậm chí tử vong.

Doping là gì? Sở hữu chất bị cấm có thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới không? mang tính tham khảo.

Doping là gì? Sở hữu chất bị cấm trong hoạt động thể thao có thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới?

Doping là gì? Sở hữu chất bị cấm có thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới không? (Hình từ Internet)

Sở hữu chất bị cấm trong hoạt động thể thao có thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới không?

Căn cứ khoản 6 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định các hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới như sau:

Hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới
1. Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.
2. Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.
4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.
5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.
6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.
9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.
10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.
11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.

Như vậy, sở hữu chất bị cấm sử dụng trong thể thao thuộc hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.

Trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra doping của Tổ chức phòng, chống doping theo quy định hiện nay?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL quy định trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra doping của Tổ chức phòng, chống doping như sau:

Lấy mẫu kiểm tra doping
1. Tổ chức phòng, chống doping tại Việt Nam có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra doping.
b) Bảo đảm quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
2. Người lấy mẫu kiểm tra doping phải qua tập huấn và có chứng nhận theo quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

Như vậy, trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra doping của Tổ chức phòng, chống doping được quy định như sau:

- Tổ chức phòng, chống doping có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu kiểm tra doping.

- Bảo đảm quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tuân thủ các quy định của Bộ luật Phòng, chống doping thế giới và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

9 Nguyễn Minh Thư

Từ khóa: Doping là gì Sở hữu chất bị cấm hoạt động thể thao hành vi vi phạm Bộ luật Phòng chống doping Tổ chức phòng Trách nhiệm

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...