Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lịch thi đấu đấu trường danh vọng mùa xuân 2025 cụ thể?
Đấu trường danh vọng mùa xuân 2025 có lịch thi đấu chi tiết ra sao? Tiêu chí nào để phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi?
Lịch thi đấu đấu trường danh vọng mùa xuân 2025 cụ thể?
Đấu Trường Danh Vọng (ĐTDV) Mùa Xuân 2025, giải đấu hàng đầu của Liên Quân Mobile Việt Nam, đã chính thức khởi tranh từ ngày 22/02/2025. Giải đấu năm nay quy tụ 8 đội tuyển xuất sắc, bao gồm: Saigon Phantom (SGP), One Star Esports (1S), FPT Polytechnic (FPL), FPTxFlash (FL), BOX Gaming (BOX), The DareDevil Team (TDT), Super Nova (SPN) và Black Sarus Sports (BSS). Lịch thi đấu đấu trường danh vọng mùa xuân như sau:
Giai đoạn 1 (22/02 - 06/04): 8 đội thi đấu vòng tròn hai lượt theo thể thức Bo5. Top 6 đội có thành tích tốt nhất sẽ tiến vào Giai đoạn 2; hai đội xếp cuối sẽ phải tham dự vòng thăng hạng của mùa giải tiếp theo.
Giai đoạn 2 (16/04 - 20/04): 6 đội tiếp tục thi đấu vòng tròn một lượt theo thể thức Bo5. Thành tích từ Giai đoạn 1 không được tính vào Giai đoạn 2.
Dưới đây là Lịch thi đấu đấu trường danh vọng mùa xuân 2025 cụ thể như sau:
Lưu ý: Lịch thi đấu đấu trường danh vọng mùa xuân 2025 chỉ mang tính tham khảo!
Lịch thi đấu đấu trường danh vọng mùa xuân 2025 cụ thể?
Doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định nào khi vận hành trò chơi điện tử trên mạng?
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 147/2024/NĐ-CP, thì trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được quy định cụ thể như sau:
[1] Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam để phục vụ thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin khi có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của người chơi đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định;
[2] Có trang thông tin điện tử giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và hiển thị đầy đủ các thông tin sau:
- Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;
- Quy tắc của từng trò chơi (bao gồm cả việc thu tiền của người chơi);
- Các quy định quản lý nội dung, thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi;
- Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
- Hiển thị thông tin của doanh nghiệp gồm: Tên doanh nghiệp; địa chỉ văn phòng giao dịch; số điện thoại liên hệ; số Giấy phép/Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận/Quyết định phát hành; đoạn mã được liên kết đến mục số liệu cấp phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
Khi cung cấp trò chơi trên kho ứng dụng, phần mô tả thông tin của trò chơi trên kho ứng dụng phải thể hiện số Giấy phép/Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận/Quyết định phát hành; ngày, tháng, năm cấp; đoạn mã được liên kết đến mục số liệu cấp phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).
[3] Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
- Nội dung quảng cáo, giới thiệu về trò chơi (trên chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng trên mạng của doanh nghiệp) phải đúng với nội dung, kịch bản, âm thanh, hình ảnh trong trò chơi đã được cấp phép, tuân thủ các quy định về quảng cáo và phải bao gồm các thông tin sau: Tên trò chơi; phân loại trò chơi theo độ tuổi; khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;
- Thực hiện việc đăng ký, lưu trữ, xác thực và quản lý nội dung, thông tin của người chơi theo quy định của pháp luật, đảm bảo chỉ những người chơi đã cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 147/2024/NĐ-CP mới được tham gia chơi trò chơi; cung cấp trò chơi có nội dung phù hợp với lứa tuổi; cảnh báo mức độ ảnh hưởng của việc chơi quá thời gian/ngày và áp dụng biện pháp giới hạn giờ chơi đối với trẻ em, người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; bảo đảm người sử dụng dịch vụ có quyền quyết định cho phép hoặc không cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng được sử dụng thông tin của mình cho mục đích quảng bá, truyền thông hoặc cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
[4] Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi đã công bố; chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; có bộ phận để tiếp nhận và giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.
[5] Tuân thủ quy định về vật phẩm ảo, điểm thưởng, đơn vị ảo theo quy định tại Điều 57 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
[6] Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng phải: Thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ (trừ trường hợp phải dừng, đình chỉ hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền); có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp phép về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ.
[7] Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung diễn đàn, nội dung chia sẻ, trao đổi giữa các người chơi theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
[8] Không được quảng cáo trò chơi điện tử trên mạng khi chưa được cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng hoặc cấp Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng tại các diễn đàn, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và phương tiện thông tin đại chúng khác.
[9] Nộp phí thẩm định trò chơi điện tử trên mạng theo quy định về phí và lệ phí.
[10] Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định 147/2024/NĐ-CP và gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động.
[11] Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
[12] Tuân thủ các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản có liên quan về quyền sở hữu trí tuệ đối với trò chơi; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin, bảo mật thông tin của người chơi; Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; cung cấp thông tin của người chơi cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ công tác điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
[13] Tuân thủ quy định về việc phát hành và quản lý thẻ game theo quy định tại Điều 58 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.
[14] Kết nối với các hình thức thanh toán hợp pháp để thu tiền người chơi, thanh toán cho trò chơi điện tử trên mạng do doanh nghiệp phát hành.
[15] Triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.
Tiêu chí nào để phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi như sau:
(1) Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo các độ tuổi như sau:
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 18 tuổi trở lên (ký hiệu là 18+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu thì có sử dụng hình ảnh vũ khí cận cảnh, nhân vật mô phỏng người thật;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 16 tuổi trở lên (ký hiệu là 16+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, thì không có hình ảnh, hoạt động thể hiện tính chất bạo lực;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 12 tuổi trở lên (ký hiệu là 12+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng thì chỉ sử dụng các nhân vật hoạt họa mô phỏng hoặc không mô phỏng người thật, hoặc chỉ sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chiến đấu mà không có sự hiện diện của nhân vật mô phỏng người thật trong quá trình chơi, có sử dụng vũ khí dưới hình ảnh hoạt họa và hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi mọi lứa tuổi (ký hiệu 00+) là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
(2) Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong việc phân loại trò chơi theo độ tuổi:
- Tự phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi quy định tại (1);
- Thể hiện kết quả phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi trong hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng. Việc phân loại trò chơi điện tử trên mạng theo độ tuổi người chơi là một trong các nội dung được thẩm định của trò chơi điện tử trên mạng;
- Hiển thị liên tục kết quả phân loại trò chơi trong màn hình thiết bị trò chơi và trong các nội dung quảng cáo; vị trí hiển thị do doanh nghiệp chủ động lựa chọn. Biểu tượng của kết quả phân loại trò chơi phải có kích thước và màu sắc dễ nhận biết.
(3) Khi phát hiện doanh nghiệp phân loại trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 trên mạng theo độ tuổi người chơi không phù hợp với quy định tại (1), Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh lại việc phân loại trò chơi trong thời hạn 15 ngày.
Trường hợp doanh nghiệp không điều chỉnh kết quả phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi như yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp ngừng phát hành đối với trò chơi đó và thực hiện các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi.
Sau 15 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành mà doanh nghiệp không ngừng phát hành theo yêu cầu, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương tiến hành thu hồi Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng và Giấy xác nhận đăng báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng đã cấp cho doanh nghiệp.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];