Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Giá vàng nhẫn 9999 hôm nay?
Giá vàng nhẫn 9999 hôm nay 3 4 2025? Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là gì? Nguyên tắc quản lý trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm?
Giá vàng nhẫn 9999 hôm nay?
Giá vàng nhẫn các thương hiệu được điều chỉnh giảm xuống trong ngày 3 4 2025. Giá vàng nhẫn SJC 9999 được điều chỉnh giảm 300.000 đồng chiều mua xuống 98,9 triệu đồng/lượng. Giá bán duy trì ở mức 101,5 triệu đồng/lượng.
- Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 98,7-101,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giảm 900.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 700.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Chênh lệch mua vào - bán ra niêm yết ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.
- Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 98,8-101,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 1 triệu đồng/lượng chiều mua vào và giảm 500.000 đồng/lượng chiều bán ra.
Chênh lệch mua vào - bán ra ở mức 3 triệu đồng/lượng.
- Giá vàng nhẫn thương hiệu PNJ niêm yết ở mức 99,1 triệu đồng/lượng và 101,8 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng ở cả 2 chiều.
- Phú Quý SJC đang thu mua vàng nhẫn ở mức 98,7 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,7 triệu đồng/lượng, giảm lần lượt 700.000 đồng và 400.000 đồng.
Giá vàng thế giới sẽ nhiều diễn biến bất ngờ trong những ngày tới khi Hoa Kỳ thực hiện ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, mức thuế đối ứng này mạnh hơn nhiều so với dự kiến, điều này sẽ dẫn đến tình trạng bán tháo trên thị trường tài sản và đồng USD giảm giá.
Ở trên là bài viết về giá vàng nhẫn 9999 ngày 3 4 2025.
Giá vàng nhẫn 9999 hôm nay? mang tính tham khảo.
Giá vàng nhẫn 9999 hôm nay? (Hình từ Internet)
Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
- Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
- Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
- Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
- Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Nguyên tắc quản lý trong hoạt động kinh doanh vàng là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh vàng như sau:
- Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
- Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.
- Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng 2024.
- Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];