Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
06 Tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành một Công chứng viên
Công chứng viên là một trong những ngành nghề tương lai mà sinh viên ngành luật có thể theo đuổi. Công chứng viên được Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng theo quy định tại Luật Công chứng 2014. Vậy tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành một công chứng viên là gì?
>> Mô tả công việc Công chứng viên
06 Tiêu chuẩn trở thành Công chứng viên
Luật Công chứng 2014 quy định Công dân Việt Nam đáp ứng đủ 06 tiêu chuẩn dưới đây thì được bổ nhiệm làm Công chứng viên:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Những người đáp ứng đủ 06 điều kiện trên thì có quyền nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên đến Sở tư pháp để được bổ nhiệm.
(Hình từ Internet)
Các trường hợp được miễn đào tạo nghề Công chứng viên
Ngoài ra, Luật Công chứng 2014 cũng quy định thêm 04 trường hợp cá nhân được miễn đào tạo nghề Công chứng viên:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Những người trong 04 trường hợp trên phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Thời gian tập sự hành nghề Công chứng
Thời gian tập sự hành nghề công chứng được quy định tại Điều 11 Luật công chứng hiện hành, theo đó: Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Khi hết thời gian tập sự, bạn phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự. Một năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước, người tập sự được phép đăng ký kiểm tra lại trong đợt sau nhưng tổng số lần kiểm tra tối đa chỉ 03 lần. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thư ký thừa phát lại cần những kỹ năng gì cho công việc và sự phát triển của nghề nghiệp này hiện tại như thế nào?
Trong bảo vệ quyền lợi pháp lý vi bằng thừa phát lại có vai trò gì? Những lưu ý quan trọng nào khi sử dụng vi bằng trong các tranh chấp pháp lý?
Thừa phát lại có vai trò quan trọng như thế nào? Vai trò của thừa phát lại cụ thể như thế nào trong việc thực hiện công lý?
Tại sao vi bằng thừa phát lại lại có vai trò quan trọng trong pháp luật? Vai trò của vi bằng thừa phát lại trong cuộc sống và pháp lý là gì?