Hội chứng Tourette là gì? Triệu chứng bệnh Hội chứng Tourette?

Hội chứng Tourette là gì? Triệu chứng bệnh Hội chứng Tourette gồm các triệu chứng nào?

Đăng bài: 15:57 10/02/2025

Hội chứng Tourette là gì?

Bài biết giúp giải đáp thắc mắc "Hội chứng Tourette là gì?"

Hội chứng Tourette (còn được gọi là hội chứng Gilles de la Tourette) là một bệnh lý hệ thần kinh khiến bệnh nhân bị co giật. Bệnh thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trưởng thành.

Theo đó, co giật là triệu chứng ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể, xuất hiện các cử động nhanh lặp đi lặp lại, đột ngột và không kiểm soát được. Triệu chứng co giật có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như mặt, bàn tay hoặc chân. Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân có thể chủ động kiềm chế các cơn co giật.

Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể phát ra âm thanh bất thường (gọi là âm thanh do co giật). Ở một vài người cơn co giật xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. 

Tuy nhiên, ở nhiều trẻ em, tình trạng co giật có thể giảm đi khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó, hội chứng Tourette cũng không gây ảnh hưởng xấu tới trí thông minh hay làm giảm tuổi thọ của người mắc bệnh.

Lưu ý: Hội chứng Tourette là gì? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Hội chứng Tourette là gì? Triệu chứng bệnh Hội chứng Tourette?

Hội chứng Tourette là gì? Triệu chứng bệnh Hội chứng Tourette? (Hình từ Internet)

Triệu chứng bệnh Hội chứng Tourette?

Các triệu chứng của hội chứng Tourette thường nhẹ và khó nhận biết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có biểu hiện khá nghiêm trọng. Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc hội chứng Gilles de la Tourette là:

- Co giật.

- Nháy mắt, hay càu nhàu, chửi rủa, lắc lư đầu,...

- Bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.

- Liếm môi hoặc chép môi, nhún vai, khịt mũi, nhổ nước bọt,...

- Thiếu tập trung, hiếu động thái quá.

- Khó kiểm soát hành vi, khó khăn khi học tập.

- Lo lắng quá mức hoặc quá nhút nhát.

- Ám ảnh cưỡng chế: thực hiện một việc cho tới khi hoàn hảo.

- Khó ngủ, đái dầm, nói chuyện trong khi ngủ,...

Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều kiện để cá nhân được phép khám bệnh, chữa bệnh
1. Cá nhân được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;
b) Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này;
c) Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 của Luật này;
d) Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Cá nhân được khám bệnh, chữa bệnh mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, người đang trong thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề, người đang trong thời gian chờ cấp giấy phép hành nghề và chỉ được khám bệnh, chữa bệnh dưới sự giám sát của người hành nghề;
b) Nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản hoặc nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động và sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
c) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 115 của Luật này;
d) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
3. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, hợp tác đào tạo về y khoa có thực hành khám bệnh, chữa bệnh hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này mà không cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người tham gia cấp cứu tại cộng đồng mà không phải là cấp cứu viên ngoại viện thì không phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, cá nhân để được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có giấy phép hành nghề đang còn hiệu lực;

- Đã đăng ký hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

- Có đủ sức khỏe để hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

25 Nguyễn Phạm Đài Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 2288

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...