Báo cáo viên pháp luật: Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật không làm tư pháp?
Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật không làm tư pháp mang tên Báo cáo viên pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật quy định ra sao?
Báo cáo viên pháp luật: Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật không làm tư pháp?
Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật là người hoạt động không giới hạn chức danh công việc và không thuộc công việc trong hệ thống ngành tư pháp như các công việc tại Tòa án, Viện kiểm sát, Công chứng viên, các chức danh trên đều có thể trở thành báo cáo viên pháp luật mà chỉ cần đáp ứng các điều kiện như trình độ Cử nhân Luật hoặc chuyên ngành tương đương mà các chức danh trên đều có yêu cầu, kỹ năng và khả năng truyền đạt, diễn giả, giảng dạy, phổ biến và thông tin pháp luật.
Báo cáo viên pháp luật còn được tuyển dụng tại các cơ quan địa phương theo thẩm quyền từ cấp thấp đến cao thể hiện một hệ thống chức danh công việc ổn định, ngoài mức thu nhập thông thường còn bao gồm các mức phụ cấp nghề nghiệp khác.
Báo cáo viên pháp luật không chỉ chuyên mảng pháp lý mà còn có thể rèn luyện, học hỏi nhiều kinh nghiệm khác như các phương thức tuyên truyền, truyền thông để thúc đẩy dân nắm rõ, hiểu rõ, biết rõ về pháp luật Việt Nam.
Báo cáo viên pháp luật là công việc mang tính ổn định cao làm việc tại các cơ quan nhà nước và được hưởng lương theo chế độ công việc, bảo hiểm và sức khỏe, phụ cấp tuyên truyền pháp luật.
Ngoài ra, các thông tin pháp luật cộng đồng như cái bài viết pháp lý, các phương thức truyền đạt từ hình ảnh, video hoặc các buổi đào tạo cộng đồng đều có thể gia tăng nguồn thu nhập cho Báo cáo viên pháp luật.
Dưới góc nhìn xã hội học, báo cáo viên pháp luật là công việc mang tính cộng đồng nhằm gia tăng nhận thức của cộng đồng của nhân để người dân thực hiện tuân thủ đúng quy định, giảm thiểu các vi phạm hoặc tranh chấp; tạo mối liên hệ giữa chính quyền và người dân thông qua pháp luật; thúc đẩy quá trình học tập và tìm hiểu pháp luật của mọi người.
Tuy nhiên, báo cáo viên pháp luật cũng có nhiều thách thức nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, tuyên truyền, giảng dạy và giáo dục pháp luật một cách hiệu quả, kỹ năng sư phạm luôn đổi mới và thay đổi nhiều hình thức; văn bản pháp luật thường xuyên phải thay đổi và nghiên cứu chuyên sâu để bảo đảm tính đúng và tính đủ, hợp pháp, hợp lý của hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật.
Tóm lại, báo cáo viên pháp luật là một công việc không đi theo con đường Tư pháp đơn thuần nhưng vẫn mang tính ổn định cao và phù hợp với các đối tượng có mong muốn hướng đến cộng đồng, giúp đỡ xã hội và lan tỏa giá trị tốt đẹp.
Trên là thông tin báo cáo viên pháp luật: Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật không làm tư pháp.
>> Báo cáo viên pháp luật là chức danh gì? Đáp ứng tiêu chuẩn nào?
>> Nghề Chấp hành viên: Chặng cuối của công lý trong thi hành án dân sự?
Báo cáo viên pháp luật: Cơ hội nghề nghiệp dành cho cử nhân luật không làm tư pháp? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật quy định ra sao?
Căn cứ Điều 36 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định thì quyền và nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật bao gồm:
[1] Báo cáo viên pháp luật có các quyền sau đây:
- Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Được hưởng thù lao và chế độ theo quy định của pháp luật.
[2] Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công; truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bị cấm khác;
- Hằng năm, báo cáo về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do mình thực hiện với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
Từ khóa: Báo cáo viên pháp luật Cử nhân Luật Giáo dục pháp luật Tư pháp Quyền và nghĩa vụ
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;