Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Văn khấn rằm tháng giêng tại cửa hàng? Những điều kiêng kỵ khi cúng Rằm tháng Giêng?
Văn khấn rằm tháng giêng tại cửa hàng chuẩn? Khi cúng Rằm tháng Giêng cần kiêng kỵ những gì?
Văn khấn rằm tháng giêng tại cửa hàng?
Tham khảo văn khấn rằm tháng giêng tại cửa hàng dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Tín chủ là…………………… Ngụ tại……………………… Hôm nay là ngày… tháng…năm… Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bày ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! |
Lưu ý: Văn khấn rằm tháng giêng tại cửa hàng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Văn khấn rằm tháng giêng tại cửa hàng? Những điều kiêng kỵ khi cúng Rằm tháng Giêng? (Hình từ Internet)
Những điều kiêng kỵ khi cúng Rằm tháng Giêng?
Để lễ cúng Rằm tháng Giêng diễn ra đúng nghi thức và mang lại may mắn suốt cả năm, khi cúng Rằm tháng Giêng 2025 cần lưu ý những điều sau đây:
- Không di chuyển bát hương
Trong quá trình lau dọn bàn thờ, tuyệt đối không xê dịch bát hương. Các lễ vật cúng cần được sắp xếp ngăn nắp và đúng thứ tự, tránh để xảy ra tình trạng đổ vỡ.
- Tránh sử dụng đồ chay giả mặn
Cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể là món chay hoặc mặn tùy theo tín ngưỡng mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu chọn cúng đồ chay, bạn không nên dùng các món chay giả mặn, vì điều này có thể làm mất đi tính thuần khiết của cỗ chay. Hãy chuẩn bị các món ăn chay đơn giản và thanh đạm như xôi, chè, trái cây, các món rau củ xào, đậu, nấm…
- Không dùng hoa và trái cây giả
Hoa và trái cây là những lễ vật không thể thiếu trong ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng hoa giả hoặc trái cây giả, vì chúng không có sinh khí và có thể làm giảm đi sự linh thiêng của mâm cúng. Hãy chọn hoa tươi, trái cây theo mùa để tăng thêm sự tươi mới và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc.
- Không cúng thủ lợn
Mặc dù mâm cúng Rằm tháng Giêng có thể bao gồm cả món chay và mặn, nhưng nếu gia đình cúng mặn, thì không nên cúng thủ lợn. Theo quan niệm dân gian, việc cúng thủ lợn vào những ngày đầu năm được cho là hành vi sát sinh, có thể ảnh hưởng xấu đến vận khí của gia đình trong suốt cả năm.
- Không đốt quá nhiều vàng mã
Đốt vàng mã là một phần trong nghi thức cúng Rằm tháng Giêng, nhưng không nên lạm dụng. Việc đốt quá nhiều vàng mã không chỉ gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Thay vì tập trung vào số lượng, bạn nên chú trọng vào lòng thành kính và sự trang nghiêm trong khi tiến hành nghi lễ cúng.
Cá nhân kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người phải nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:
Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, chỉ cần cá nhân có hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nhưng cũng có một số trường hợp cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP như sau:
- Cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];