Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Thời điểm thích hợp làm lễ rước ông Táo về nhà? Văn khấn rước ông Táo?
Rước Ông Táo về nhà sau khi Ông Táo lên chầu trời là nghi lễ quan trọng.Thời điểm thích hợp làm lễ rước ông Táo về nhà? Văn khấn rước ông Táo?
Tại sao lại có nghi thức đón ông Táo về nhà?
Rước Ông Táo về nhà sau khi Ông Táo lên chầu trời là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Lễ nghi này không chỉ tái hiện niềm tin vào các vị thần linh mà còn là dịp thể hiện lòng tài kính và hy vọng một năm mới đầy tài lộc, bình an.
Theo truyền thuyết, sau khi lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc đã diễn ra trong gia đình. Khi hoàn tất nhiệm vụ, Ông Táo trở về dương gian để tiếp tục cai quản bếp lửa gia đình. Nghi thức rước Ông Táo về nhà chính là cách đón mừng sự quay trở của người giám sát và bảo hộ gia đình.
Nghi lễ rước Ông Táo về nhà thể hiện sự trân trọng và đáp lại ân đức của các vị thần linh. Ngoài ra, đây còn là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhâu chuẩn bị cho những ngày Tết đầm ấm.
>>Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 không? Nên cúng vào thời điểm nào là tốt nhất?
Thời điểm thích hợp làm lễ rước ông Táo về nhà? Văn khấn rước ông Táo?(Hình từ Internet)
Thời điểm thích hợp làm lễ rước ông Táo về nhà? Văn khấn rước ông Táo?
Thời gian thích hợp nhất để làm lễ rước ông Táo về nhà là sau ngày 23 tháng Chạp đến trước giao thừa. Theo truyền thống, ông Táo sẽ trở lại gia đình ngay khi hoàn tất việc châu báo trên Thiên đình. Gia chủ nên chọn khung giờ hoàng đạo trong các ngày này để nghi lễ được diễn ra xuông sẽ, mang đến nhiều may mắn và tốt lành.
Buổi sáng hoặc chiều trong ngày hoàng đạo là thời điểm tốt nhất để lễ rước ông Táo. Gia chủ cần bảo đảm không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm trước khi tiến hành nghi lễ.
Khi ông Táo hoàn tất chuyến chầu trời. Gia chủ sẽ chuẩn bị một bàn thờ đầy đủ gồm:
- Hương, nến, hoa tươi: Tể hiện sự trang nghiêm và kính trọng.
- Trà, rượu, hoa quả: Là những vật phẩm tượng trưng cho lòng biết ơn.
- Mâm cơm: Gồm các món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, canh, nem rán.
- Bánh chẻ, bánh tét: Tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ trong năm mới.
Tiến hành nghi lễ
- Bày biện bàn thờ: Bàn thờ được sắp xếp gọn gàng, đầy đủ các vật phẩm nghi lễ.
- Thắp hương: Gia chủ thắp ba nén hương, kính cẩn mời ông Táo quay về nhà.
- Khấn vái: Đọc bài văn khấn, bày tỏ lòng kính trọng và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Văn khấn rước ông Táo
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật. Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: (1) Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: (2) Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần. Nay là Phút giao thừa năm... (tên năm Âm lịch), chúng con là..., sinh năm..., nơi ở hiện tại… Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị |
Ý nghĩa của nghi thức rước ông Táo về nhà?
Nghi thức rước ông Táo về nhà mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người Việt:
- Thể hiện sự kính trọng truyền thống: Việc rước ông Táo thể hiện lòng biết ơn đối với vị thần bảo hộ gia đình, duy trì đời sống đạo đức.
- Cầu mong bình an và may mắn: Là lời cầu nguyện cho năm mới an khang, thịnh vượng.
- Gắn kết gia đình: Nghi lễ tạo cơ hội để mọi thành viên trong gia đình quây quần, thực hiện phong tục đối với tiền nhân.
>>Mâm cúng Ông Táo năm 2025 bao gồm những gì? Mẫu văn khấn cúng Ông Táo năm 2025 chuẩn nhất?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];