Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục Sinh là ngày nào trong năm 2025?
Cùng đếm ngược đến ngày Lễ Phục Sinh 2025. Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục Sinh là ngày nào trong năm 2025? Ngày Lễ Phục Sinh 2025 người lao động có được nghỉ lễ?
Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục Sinh là ngày nào trong năm 2025?
Lễ Phục Sinh là một ngày lễ quan trọng trong Kitô giáo, kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên cây Thánh giá. Ngày lễ này không cố định mà được tính dựa trên lịch âm dương. Theo quy ước, Lễ Phục Sinh diễn ra vào Chủ Nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn gần nhất với Xuân phân.
Theo lịch phụng vụ Công giáo, ngày lễ Phục Sinh nhằm vào một Chúa nhật cuối tháng 3 hoặc trong tháng 4 dương lịch. Năm 2025, lễ Phục sinh nhằm vào ngày Chủ Nhật 20/04/2025 (23/03/2025 Âm lịch tức ngày Kỷ Mùi, tháng Canh Thìn, năm Ất Tỵ).
Lễ Phục Sinh bắt nguồn từ câu chuyện trong Kinh Thánh về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, diễn ra vào ngày Chủ Nhật, ba ngày sau sự kiện Ngài bị đóng đinh. Sự kiện này được coi là trọng tâm của đức tin Kitô giáo.
- Ý nghĩa của Lễ Phục Sinh
+ Sự sống lại và hy vọng: Lễ Phục Sinh tượng trưng cho sự đổi mới, niềm tin vào sự sống lại và khởi đầu mới. Lễ Phục Sinh tái hiện sự sống lại của Chúa Giêsu, nhắc nhở về chiến thắng của sự sống trước cái chết. Đây là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu vô điều kiện và hy vọng cứu rỗi.
+ Tình yêu và sự tha thứ: Lễ Phục Sinh ghi nhớ sự kiện Chúa Giêsu đã chịu khổ hình và chết trên thập giá để chuộc tội cho loài người. Đây là biểu tượng mạnh mẽ về tình yêu thương vô bờ bến, sẵn sàng hy sinh cho sự cứu rỗi của tất cả.
+ Tinh thần cộng đồng: Lễ Phục Sinh khuyến khích sự đoàn kết, chia sẻ niềm vui và gắn bó gia đình. Lễ Phục SInh thường được tổ chức như một dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, cùng tham gia các hoạt động như trang trí trứng Phục Sinh, săn trứng, hoặc dùng bữa chung.
Các phong tục truyền thống trong ngày Lễ Phục Sinh 2025?
- Trứng Phục Sinh (Easter Eggs):
+ Trứng Phục Sinh biểu trưng cho sự sống mới và tái sinh. Truyền thống sơn và trang trí trứng là một hoạt động phổ biến trong dịp này.
+ Hình ảnh quả trứng khép kín và sự nở của sự sống bên trong là biểu tượng của sự vượt qua khó khăn để tái sinh, thể hiện niềm tin và hy vọng.
+ Truyền thống sơn và trang trí trứng: bắt nguồn từ các lễ hội mùa xuân thời cổ đại, nơi trứng được coi là món quà tượng trưng cho sự sinh sôi.
- Thỏ Phục Sinh (Easter Bunny):
+ Thỏ Phục Sinh là một biểu tượng đáng yêu và phổ biến trong ngày Lễ Phục Sinh
+ Thỏ được coi là biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển và mùa xuân
+ Trong các câu chuyện dân gian, thỏ thường được miêu tả là người mang trứng Phục Sinh đến cho trẻ em, như một cách mang niềm vui và bất ngờ.
+ Hình ảnh chú thỏ gắn liền với sự sống động và niềm vui, mang nhiều ý nghĩa thú vị.
- Săn trứng Phục Sinh:
+ Đây là một trò chơi phổ biến trong ngày lễ, đặc biệt dành cho trẻ em, khi chúng tìm kiếm những quả trứng được giấu xung quanh nhà hoặc trong vườn, tạo không khí náo nhiệt và đoàn kết.
+ Thỏ Phục Sinh được xem là “người giấu trứng” và mang lại niềm vui bất ngờ cho trẻ em.
+ Trẻ em được khuyến khích khám phá môi trường xung quanh và rèn luyện khả năng quan sát.
- Tham dự Thánh lễ:
+ Tham dự Thánh lễ ngày Lễ Phục Sinh là một phần quan trọng trong truyền thống Kitô giáo, nơi các tín hữu cùng tụ họp để kỷ niệm sự kiện Chúa Giêsu phục sinh.
+ Đây là một nghi lễ mang ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc, thường diễn ra tại nhà thờ hoặc thánh đường.
+ Kitô giáo thường tham dự Thánh lễ tại nhà thờ để tưởng niệm sự sống lại của Chúa Giêsu.
Lễ Phục Sinh là gì? Lễ Phục Sinh là ngày nào trong năm 2025? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ vào ngày Lễ Phục Sinh 2025?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Năm 2025, Lễ Phục sinh nhằm vào ngày Chủ nhật 20/04/2025 (23/03/2025 Âm lịch tức ngày Kỷ Mùi, tháng Canh Thìn, năm Ất Tỵ).
Theo quy định nêu trên thì ngày Lễ Phục sinh 20/04/2025 không phải ngày nghỉ lễ mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, nếu ngày Lễ Phục sinh 2025 (Chủ nhật, 20/04/2025) là ngày nghỉ hằng tuần theo quy định công ty thì người lao động sẽ được nghỉ vào ngày này.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];