Training Specialist là gì? Chuyên viên đào tạo cần có kỹ năng gì khi biên soạn bài giảng đào tạo nghề cho nhân viên công ty?
Tìm hiểu về nghĩa của từ training là gì? Training Specialist là gì? Chuyên viên đào tạo cần có kỹ năng gì khi biên soạn bài giảng đào tạo nghề cho nhân viên công ty?
Training Specialist là gì? Vai trò của chuyên viên đào tạo?
Training là từ tiếng Anh có nghĩa là đào tạo, huấn luyện hoặc rèn luyện.
Training Specialist còn được gọi là Chuyên viên đào tạo, hay người đảm nhận công việc định hướng, thực hiện công tác đào tạo cho công ty.
Training Specialist (Chuyên viên đào tạo) là người sẽ chịu trách nhiệm về việc xây dựng, tổ chức, triển khai và đánh giá các chương trình đào tạo cho nhân viên trong tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Vai trò chính của một Training Specialist (Chuyên viên đào tạo) là:
- Phân tích nhu cầu đào tạo của nhân viên: Chuyên viên đào tạo sẽ xác định kỹ năng, kiến thức mà nhân viên cần bổ sung, sau đó sẽ làm việc với công ty để hiểu rõ nhu cầu.
- Thiết kế chương trình đào tạo và tài liệu đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng cần được đào tạo, sau đó lên kế hoạch thời gian, hình thức đào tạo...
- Trực tiếp đào tạo hoặc phối hợp với nhân viên đào tạo nội bộ, đảm bảo đào tạo đúng tiến độ, hiệu quả.
- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo.
- Hỗ trợ định hướng nhân viên mới.
Training Specialist là gì? Chuyên viên đào tạo cần có kỹ năng gì khi biên soạn bài giảng đào tạo nghề cho nhân viên công ty? (Hình từ Internet)
Chuyên viên đào tạo cần có kỹ năng gì khi biên soạn bài giảng đào tạo nghề cho nhân viên công ty?
Một chuyên viên đào tạo khi biên soạn bài giảng đào tạo nghề cho nhân viên công ty cần sở hữu nhiều kỹ năng như kỹ năng sư phạm, tư duy hệ thống....
- Kỹ năng phân tích nhu cầu đào tạo: Các chuyên viên đào tạo thu thập dữ liệu từ khảo sát, phỏng vấn, quan sát để xác định khoảng cách giữa năng lực hiện tại và mong muốn của nhân viên để xác định rõ các đối tượng sẽ học đào tạo, đặt ra mục tiêu học tập và yêu cầu đầu ra của bài giảng.
- Kỹ năng thiết kế nội dung học tập: Xây dựng một bài giảng training thu hút và mang tính dẫn dắt người học gồm: mở bài, triển khai nội dung logic, ứng dụng thực hành, tổng kết và kiểm tra đánh giá.
- Kỹ năng trình bày nội dung hấp dẫn: Biết thiết kế slide khoa học (ít chữ, nhiều hình ảnh, dùng biểu tượng và màu sắc hợp lý), tạo nội dung sinh động, biết cách kể chuyện và dẫn được ví dụ thực tế để tăng sự kết nối cảm xúc của người học.
- Kỹ năng tổ chức hoạt động tương tác: Thiết kế các trò chơi, tình huống, các hoạt động nhóm, chuyên viên đào tạo phải tạo ra một không khí học tập chủ động, giúp người học tham gia thay vì chỉ lắng nghe.
- Kỹ năng đánh giá hiệu quả đào tạo: Chuyên viên đào tạo tạo ra các bài đánh giá bằng trắc nghiệm, phản hồi và đo lường hành vi sau đào tạo.
- Kỹ năng ứng dụng công nghệ trong đào tạo: Sử dụng thành thạo các công cụ tạo bài giảng như PowerPoint, Canva,... Quản lý được lớp học qua các nền tảng học trực tuyến.
- Tư duy sư phạm: Chuyên viên đào tạo phải biết cách điều chỉnh bài giảng phù hợp, tạo không gian an toàn cho học viên chia sẻ, phản biện, đặt câu hỏi.
Việc nhân viên học nghề tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
- Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Trong thời gian học nghề tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
- Hết thời hạn học nghề tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định Bộ luật Lao động 2019.
Từ khóa: chuyên viên đào tạo đào tạo nghề biên soạn bài giảng nhân viên công ty người sử dụng lao động học nghề tập nghề
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;