Toxic là gì? Dấu hiệu môi trường làm việc toxic? Những kỹ năng sinh tồn trong môi trường làm việc toxic?
Toxic là gì? Dấu hiệu môi trường làm việc toxic? Khi làm việc trong môi trường toxic, nhân viên cần trang bị những kỹ năng gì để bảo vệ bản thân?
Toxic là gì? Dấu hiệu môi trường làm việc toxic?
Toxic là gì?
Toxic là tính từ chỉ những chất độc hại. Còn theo nghĩa bóng, toxic là từ dùng để ám chỉ những hành vi, cách cư xử, hành vi xấu xa, mang đến cảm giác tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt đến mọi người xung quanh. Ngoài ra toxic còn được dùng để ám chỉ những mối quan hệ, môi trường sống, môi trường làm việc.
Dấu hiệu môi trường làm việc toxic?
Tiêu cực, thiếu tôn trọng trong giao tiếp
Môi trường làm việc toxic là môi trường làm việc mà ở đó, nhân viên không được tôn trọng, cấp trên thường xuyên dùng những lời lẽ trịch, thượng, chỉ trích các nhân viên. Không lắng nghe ý kiến, đóng góp từ nhân viên.
Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc toxic:
- Cấp trên thường xuyên la mắng, áp lực tâm lý lên nhân viên
- Nhân viên không đáp đóng góp ý kiến hay nêu lên quan điểm vì sợ bị dìm.
Thiếu sự công bằng, minh bạch trong xử phạt, khen thưởng
Nhân viên không nắm được quy trình, tiêu chuẩn của chế độ thưởng, phạt của công ty. Nhân viên thường xuyên bị trừ lương không rõ lý do. Người đóng góp nhiefu trogn công việc lại được thưởng thấp hơn người không đóng góp hoặc đóng góp ít.
Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc toxic:
- Đánh giá nhân viên dựa trên mối quan hệ.
- Các quy định, chế độ cho nhân viên không rõ ràng.
- Nhân viên giỏi không được đánh giá cao bằng nhân viên biết nịnh
Nhiêu mâu thuẫn ngầm, cạnh tranh không lành mạnh
Trong môi trường làm việc không có sự hỗ trợ lẫn nhau. Thay vào đó, mọi người cạnh tranh với nhau một cách gay gắt,sẵn sàng chơi xấu đối phương.
Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc toxic:
- Nhân viên chia bè, kết phái.
- Nhân viên mới sẽ bị bắt nạt hoặc bị lan truyền những tin đồn thất thiệt.
- Đội ngũ rối loạn. Cấp trên chia nhân viên thành 2 kiểu: Phe thân cận và những người còn lại.
- Cấp trên đổ lỗi cho nhân viên để thoát trách nhiệm.
Không có ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống
Công ty không phân biệt giờ làm và ngày nghỉ. Sẵn sàng giao việc ngoài giờ cho nhân viên và tỏ thái độ khiển trách khi nhân viên không làm thêm giờ hoặc đảm nhận các công việc đột xuất. Buộc nhân viên phải sẵn sàng làm việc trong 24 giờ.
Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc toxic:
- Sếp ép nhân viên ở lại làm thêm các nhiệm vụ ngoài chuyên môn công việc.
- Nhân viên vẫn phải làm việc trong ngày nghỉ phép, nghỉ bệnh.
- Thường xuyên xảy ra tình trạng mang laptop về nhà vào ngày lễ, ngày cuối tuần.
Toxic là gì? Dấu hiệu môi trường làm việc toxic? Những kỹ năng sinh tồn trong môi trường làm việc toxic? (Hình từ Internet)
Những kỹ năng sinh tồn trong môi trường làm việc toxic?
Hiểu rõ giá trị cá nhân
Trong môi trường làm việc toxic, việc xảy ra tranh cãi, drama xảy ra thường xuyên. Nhưng hãy xác định rõ giá trị cá nhân. Làm tốt công viêc của mình. Không tham gia vào các tình huống drama công sở hay tham gia vào những cuộc nói xấu, lan truyền tin đồn.
Quản lý thời gian và giữ gìn năng lượng cho bản thân
Trong môi trường làm việc toxic, nhân viên rất dễ bị giao cho những việc ngoài giờ, những công việc không tên. Nên học cách từ hối khéo léo khi cần thiết. Sắp xếp mức độ ưu tiên các công việc.
Giữ thái độ trung lập
Không nên tham gia vào các phe phái trong công ty. Nên giữ thái độ trung lập. bình thường hóa quan hệ với tất cả mọi người. Đừng tham gia hẳn vào một phe và chiến đấu với phe còn lại vì biết đâu tương lai sẽ có cơ hội làm việc hợp tác với họ.
Tập trung vào bản thân
Hãy dành thời gian phát triển bản thân, học thêm các kiến thức kỹ năng để trang bị cho bản thân. Trường hợp không trụ nổi vì môi trường làm việc toxic trong thời gian dài, nhân viên có thể rời đi và sử dụng nhưng kiến thức mới học được để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
Để sử dụng người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động cần đáp ứng các yếu tố nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, gười sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Từ khóa: môi trường làm việc toxic Dấu hiệu môi trường làm việc toxic toxic là gì người lao động làm thêm giờ người sử dụng lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;