03 Lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật

Thực tập được xem là bước đệm để sinh viên tiến gần hơn với việc cọ sát thực tế chuẩn bị cho công việc chính thức sau này vậy để có một kỳ thực tập thành công sinh viên cần lưu ý những gì?

Đăng bài: 09:15 05/09/2020

Chọn đúng thời gian thực tập

Thông thường trong chương trình học đại học học phần tập sự nghề nghiệp được bố trí vào cuối năm 04 trước khi các bạn sinh viên ra trường và tùy theo yêu cầu của từng trường mà thời gian thực tập kéo dài từ 02-03 tháng.

Tuy nhiên để linh động hơn cũng như là trang bị kiến thức cho mình vững vàng phục vụ cho công việc chính thức sau này thì thời gian lý tưởng để đi thực tập là từ năm 03, 04 đại học. Thời điểm này chúng ta đã học được kha khá kiến thức ở lớp, các học phần của 02 năm cuối đại học cũng ít hơn vì đã đi vào chuyên ngành. Việc vừa học lý thuyết vừa học thực tế từ các tổ chức thực tập sẽ giúp các bạn bám sát thực tiễn và khả năng ghi nhớ lâu hơn.

Thực tập trong lúc còn là sinh viên sẽ giúp bạn tích lũy kha khá kinh nghiệm cũng như tạo dựng cho mình một CV ấn tượng đối với nhà tuyển dụng sau này.

03 Lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật

Hình từ Internet

Chọn nơi thực tập

Có rất nhiều nơi để thực tập ngành Luật như: Toà án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Phòng Công chứng, Phòng pháp chế trong các doanh nghiệp,… Việc chọn nơi thực tập phải gắn đến mục đích nghề nghiệp tương lai của bản thân mình.

Bạn muốn trở thành Luật sư thì không nên thực tập trong doanh nghiệp mà nên chọn các tổ chức hành nghề Luật sư, nếu định hướng làm Công chứng viên thì chọn thực tập trong Văn phòng Công chứng thay vì theo sự rủ rê của bạn bè vào Tòa án quận học việc pha trà rót nước,…

Chọn công ty lớn, công ty, vừa hay công ty nhỏ vẫn luôn là bài toán cho các bạn sinh viên khi đi thực tập vì đặc điểm của các ngành nghề Luật đòi hỏi tính chuyên môn cao và liên quan đến pháp lý hầu hết bạn ít khi được giao việc nên tình trạng “có như không có” khi đi thực tập là chuyện bình thường. Chuyện bưng trà rót nước là nhiệm vụ chính không còn quá xa lạ nữa nên hãy cân nhắc tìm một công ty phù hợp để nơi đây ít ra bạn có thể học hỏi kinh nghiệm soạn thảo được vài ba hợp đồng hay hiểu một số thủ tục pháp lý nhất định khi kết thúc quá trình thực tập.

Thái độ và sự chủ động là điều cần có của sinh viên đi thực tập

Thực tập khác hẳn với chương trình học trên lớp, sẽ chẳng có một giáo trình học việc nào sẵn đang đợi các bạn. Việc thực tập ngành Luật giống như là câu nói “muốn ăn phải lăn vào bếp”. Doanh nghiệp hay tổ chức nơi bạn thực tập quả thật họ rất bận và sẽ không có thời gian để xem thử bạn đang cần gì và thiếu gì. Công việc ngành Luật dựa trên thực tế nên không thể cầm tay chỉ việc như một số ngành nghề đặc trưng khác.
Khi đi thực tập hãy chuẩn bị cho bản thân một thái độ cầu thị nhất định, tập trung quan sát lắng nghe hết tất cả những điều xảy ra trong văn phòng. Có thể thời gian đầu công việc của bạn chỉ đơn giản là pha trà, rót nước, lau dọn phòng làm việc hay khá hơn là sai vặt như photo, đi lấy hồ sơ giấy tờ nhưng dần dần khi nhận thấy thái độ của bạn thật sự muốn học hỏi thì có thể vài công việc chuyên ngành hơn sẽ được giao cho bạn làm thử như soạn thảo văn bản, hợp đồng,…

Hãy học tất cả mọi thứ, tự quan sát các việc mà mọi người xung quanh nơi bạn đang thực tập để làm theo. Luôn đặt ra những câu hỏi khi có thắc mắc đừng cho người ta thấy bản thân mình là người thụ động. Tự tạo cho mình các công việc khác để nghiên cứu, tạo áp lực công việc cho mình và tìm hướng giải quyết các công việc đó. Học các kỹ năng giải quyết thực tế, cách thức trả lời, giải quyết vấn đề. Tập rèn tính cẩn thận, tỉ mẩn, ghi chép mọi thứ, chớ có coi thường bất cứ việc gì, hoặc tỏ thái độ về bất cứ việc gì, luôn rèn việc giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi.

Việc thực tập là sự trải nghiệm học hỏi nên hãy thoải mái nhất có thể. Bạn đơn giản chỉ là một trang giấy trắng và những nét mực đầu tiên đặt lên đó được xem là vô cùng quan trọng để trang giấy đấy trở nên có ý nghĩa. Việc thực tập tốt sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội khác nhau nên hãy tận dụng kỳ thực tập vốn có để học hỏi được hết những gì có thể phục vụ cho công việc tương lai của mình.

1

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

23/01/2025

Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?

21/01/2025

Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?

21/01/2025

Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?

17/01/2025

Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ

Sitemap


© 2025 All Rights Reserved