Bội tín là gì? Bội tín có ảnh hưởng đến công việc hay không?
Thế nào là bội tín? Hành vi bội tín có ảnh hưởng đến công việc như thế nào?
Bội tín là gì? Bội tín có ảnh hưởng đến công việc như thế nào?
Bội tín là hành vi thất hứa, không giữ lời hứa, không làm như những điều mình đã cam kết trước đó, phản bội lại sự tin tưởng của mọi người dành cho mình. Vậy bội tín có ảnh hưởng đến công việc hay không?
Bội tín có ảnh hưởng đến công việc không nhỏ, nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong môi trường làm việc.
1. Mất uy tín
Trong công việc nếu bạn không giữ lời hứa sẽ làm mất uy tín của bản thân bạn, người khác sẽ không còn đặt niềm tin vào bạn nữa. Đặc biệt là sếp và các đồng nghiệp xung quanh bạn. Vì chữ tín rất quan trọng khi bạn không giữ lời hứa như những gì đã cam kết thì khả năng họ tin tưởng bạn sẽ vô cùng thấp. Điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của bạn vì sẽ không ai giao việc quan trọng cho người không có uy tín.
2. Không có cơ hội thăng tiến
Muốn có cơ hội thăng tiến trong công việc của mình bạn cần phải có sự giúp đỡ rất nhiều từ mọi người cùng với năng lực của bạn và đặc biệt là sếp của bạn. Nếu trong công việc bạn thường xuyên hứa sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh nhất, dẫn dắt, hỗ trợ đồng nghiệp tận tâm nhưng bạn không hề làm hoặc có làm nhưng kết quả không như những gì bạn đã cam kết trước đó.
Điều này vô tình đã làm cho mọi người có cách nhìn xấu về bạn, từ đó cơ hội thăng tiến cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cho dù năng lực của bạn có giỏi đến đâu nhưng không có chữ tín thì cũng không thể được giao cho những vai trò cao hơn trong công việc.
3. Tâm lý bị ảnh hưởng
Khi bản thân không gữ lời hứa, hay bội tín trong công việc, việc này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý sợ hãi,lo lắng của bạn khi không được ai tin tưởng giao việc và phải nghĩ ra hàng ngàn lý do để che đậy lỗi lầm của bản thân mình. Điều này khiến hiệu suất làm việc của bạn giảm, không tập trung vào công việc.
4. Về mặt pháp lý
Nếu hành vi bội tín xảy ra khi bạn ký kết hợp đồng với đối tác, thì về mặt pháp lý đây là hành vi vi phạm hợp đồng, không giữ uy tín trong hợp tác, kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến bạn phải bồi thường hợp đồng hoặc bị bên thiệt hại khởi kiện lên Tòa án.
Qua những việc nói trên, chúng ta có thể thấy hành vi bội tín có ảnh hưởng đến công việc không hề nhỏ. Do đó, để không trở thành người bội tín trong công việc cũng như trong cuộc sống thì bạn phải đặt chữ tín của mình lên hàng đầu.
Bội tín là gì? Bội tín có ảnh hưởng đến công việc hay không? (Hình từ Internet)
Việc một bên đang trong quá trình thực hiện hợp đồng bội tín không thực hiện những điều đã cam kết trong hợp đồng có phải bồi thường thiệt hại hay không?
Theo Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Và theo Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Và theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Theo đó, nếu trong quá trình hai bên đang thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, nhưng có một bên bội tín không thực hiện những điều đã cam kết trong hợp đồng, tức vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];