Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
05 Nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng “đánh trượt” bạn
Mỗi lần đi xin việc thật sự rất vất vả nhưng sau bao nhiêu nỗ lực cố gắng bạn vẫn nhận được cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản khiến nhà tuyển dụng không muốn nhận bạn.
Thái độ và tác phong
Mục tiêu của ứng viên là tìm việc làm ưng ý, mục tiêu của nhà tuyển dụng là tìm được người phù hợp để phát triển công ty. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên bạn cần chứng tỏ “đẳng cấp” chuyên nghiệp của mình khi tiếp xúc với họ. Không gì khó chịu hơn là việc nhà tuyển dụng phải tiếp đón một ứng viên đi muộn phỏng vấn với những lời đổ lỗi giải thích, tác phong lôi thôi mang tâm thế “đi cho biết, cho vui”có thái độ trả lời hời hợt hoặc tỏ vẻ không quan tâm. Còn có một dạng thái độ khác đó là thái độ tự cao cho rằng bản thân mình là người hiểu biết rộng và đến phỏng vấn với suy nghĩ công ty phải cần bạn.
Nhưng thực tế cho thấy còn có rất nhiều người ngoài kia xuất chúng đang rất thiện chí trở thành một phần của doanh nghiệp nơi các bạn đang phỏng vấn. Để không bỏ lỡ những cơ hội vàng hãy chuẩn bị từ trang phục đến tác phong thái độ để bản thân chỉnh chu vì đó là cách làm thực tế thể hiện sự tôn trọng nhất định đối với nhà tuyển dụng.
Không có sự hiểu biết về công ty và vị trí công việc ứng tuyển
Nhà tuyển dụng dễ dàng “say no” với bạn khi bạn không thể trả lời hay trả lời ấp úng hầu hết các câu hỏi về sự phát triển hình thành hoặc văn hóa công ty hay thậm chí khi được hỏi về vị trí công việc hiện tại bạn đang ứng tuyển thì bản thân bạn vẫn đang mơ hồ không hình dung rõ cần phải làm những việc gì. Việc tìm hiểu và chuẩn bị mọi thứ sẽ phần nào giúp bạn hiểu được mình có thật sự phù hợp và yêu thích công việc mình làm trong tương lai hay không và tự tin đối đáp với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn xin việc.
Bạn thể hiện sự không hài lòng với công ty cũ
Các nhà tuyển dụng luôn dành ra một sự quan tâm lớn về việc tại sao bạn thôi việc ở công ty cũ là để xác định mục đích thật sự bạn muốn thay đổi công việc là gì. Ứng viên cần trả lời khéo léo để vượt qua vòng phỏng vấn.
Nếu bạn nói xấu công ty cũ về các phúc lợi xã hội không tốt hay là nguyên nhân từ phía đồng nghiệp từ phía cấp trên sẽ khiến nhà tuyển dụng ngao ngán và tưởng tượng đến viễn cảnh một ngày nào đó có thể bạn sẽ nói xấu công ty hiện tại. Nếu bạn nói tốt công ty cũ thì câu hỏi đặt ra tại sao môi trường tốt như vậy bạn vẫn quyết tâm rời đi nên việc vận dụng hết kỹ năng để trả lời dạng câu hỏi này thật sự tốn khá nhiều năng lực.
Hãy trả lời thành thật rằng muốn phát triển bản thân ở môi trường mới vì cảm thấy trải nghiệm đã đủ hoặc đã học đủ những thứ cần học. Hoặc thích tìm một môi trường có tính cạnh tranh cao hơn mà môi trường cũ không có được.
Nhà tuyển dụng không nhìn thấy được năng lực của bạn
Năng lực của ứng viên được các nhà tuyển dụng thẩm định thông qua các câu hỏi tình huống kỹ năng, giả sử giải quyết một công việc nào đó trong công ty nên nhiệm vụ của bạn là chứng tỏ mình là một ứng viên có năng lực trong mắt nhà tuyển dụng.
Các câu hỏi đặt ra thường nằm ở dạng “nếu như” ví dụ: nếu như công ty giao cho bạn một công việc khó nằm ngoài khả năng bạn sẽ xử lý như thế nào? Hoặc bạn sẽ làm điều gì để giúp công ty phát triển vượt bậc? Khi gặp trường hợp này nếu bạn trả lời lan man dài dòng hay là chỉ nêu ra những ưu điểm của bản thân một cách máy móc đại loại: “Tôi là người trẻ năng động nhận thấy mình là người nhiệt huyết ham học hỏi nên sẽ cố gắng hoàn thành công việc.” thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn chỉ đang hô khẩu hiệu và không phù hợp với vị trí họ cần tuyển.
Việc nêu ưu điểm của bản thân là tốt nhưng bạn cần thể hiện mình là người có nhiều kỹ năng vận dụng các kỹ năng đó phối hợp với đồng nghiệp giải quyết vấn đề công ty đưa ra. Quy tắc đơn giản là trả lời ngắn gọn không né tránh câu hỏi mạnh dạn đưa ra hướng giải quyết mình cho là hợp lý.
Đưa ra câu hỏi sai với nhà tuyển dụng
Sau khi hoàn thành cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi xem liệu bạn có bất kì thắc mắc nào không thì câu trả lời bạn nên đưa ra là có tuy nhiên hãy tránh những câu hỏi nhạy cảm như: Công việc này có mức lương là bao nhiêu, bao nhiêu lâu thì tăng lương, quy định nghỉ lễ tết như thế nào,…
Mặc dù những câu hỏi này không sai và chế độ lương thưởng là những gì mà bạn xứng đáng được nhận nhưng nếu ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người thiên về vật chất nên hãy thay đổi cách đặt câu hỏi như là: Công việc chính của tôi cần làm là gì? Quyền hạn và nghĩa vụ khi đảm nhận vị trí này? Chế độ phúc lợi tôi nhận được ra sao?
Với cách đặt câu hỏi từng nấc thang này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người hiểu biết, cầu toàn và thật sự tâm huyết với nghề này.
Nếu bạn đã nhận được lời mời đi phỏng vấn có nghĩa là bạn đã thành công bước đầu vì vậy hãy chú ý những điều trên để đừng xảy ra bất kì sơ suất nào xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Mong rằng bài viết này hữu ích và chúc các bạn thành công trên con đường tương lai.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?