Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
03 Điều nên tránh khi đi phỏng vấn
Các kinh nghiệm khi đi phỏng vấn nhiều vô số kể có thể đúc kết thành một cuốn cẩm nang giúp các bạn sinh viên tự tin hơn khi phỏng vấn tìm việc làm. Thế nhưng dù có chuẩn bị kỹ càng như thế nào đi nữa thì bạn cũng cần chú ý 03 điều nên tránh, tuyệt đối không nhắc đến trong quá trình phỏng vấn.
Tránh kể xấu công ty cũ
Điều quan trọng nên phải nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng: Không được “bôi xấu” công ty cũ dù thực tế công ty ấy có xấu như thế nào đi chăng nữa. Nhà tuyển dụng sẽ đặt những bẫy nhỏ để bạn tiết lộ về công ty cũ như: Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp và cấp trên ở công ty cũ có còn duy trì hay không? Đồng nghiệp và cấp trên ở công ty cũ đánh giá và nghĩ gì về bạn?
Khi gặp những dạng câu hỏi này hãy bình tĩnh trả lời bằng lời lẽ khiêm tốn tránh xúc động lê thê kể 77-49 điều bất cập ở công ty cũ mà bạn đã trải qua. NTD đang tìm bạn cho công việc mà họ muốn tuyển chứ không phải một người bạn sẵn sàng lắng nghe người lạ trút bầu tâm sự. Chưa kể việc nói xấu công ty cũ khiến NTD sẽ dè chừng vì biết đâu sau này đối tượng trong câu chuyện lại là chính họ nếu bạn làm việc ở đây.
Thế nên thay vì tập trung vào những cái xấu thì hãy thể hiện rằng bạn đã học hỏi được ở môi trường cũ rất nhiều điều và kết thúc trong êm đẹp. Thêm vào đó giờ đây bạn rất vui và lấy làm vinh hạnh vì có cơ hội được phỏng vấn tại đây. Nếu được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp này thì còn điều gì tuyệt vời hơn nữa.
Tránh sử dụng những cụm từ: “Em không chắc/ Em không biết”
Dù có chuẩn bị tốt đến đâu thì chắc chắn bạn cũng sẽ phải gặp những câu hỏi hóc búa mà NTD đề ra hoặc vì buổi phỏng vấn quá căng thẳng mà bạn vô tình quên hết những gì mà mình đã chuẩn bị trước đó. Nhưng trong tình cảnh nào đi chăng nữa thì tuyệt đối không nên trả lời các câu hỏi của NTD bằng cụm từ: Em không chắc/ Em không biết. Nó sẽ thể hiện bạn là người thiếu kiến thức hay thật sự chưa chuẩn bị tốt đầu tư trong buổi phỏng vấn này.
Cách gỡ rối khi gặp những case khó đơn giản chỉ là bình tĩnh thành thật “ thật ra tôi cũng đang nghiêm túc tìm hiểu thêm về vấn đề này.” Sự ứng biến thông minh này sẽ làm NTD hài long hơn là mấy câu trả lời rập khuôn “Em không chắc/ Em không biết”
Tránh bị động
Thông thường cuối buổi phỏng vấn NTD sẽ hỏi lại ứng viên: “Còn ai thắc mắc hay có câu hỏi gì không ạ?” Chắc chắn có gần 90% luôn thắc mắc về các vấn đề khác nhau xoay quanh việc tuyển dụng nhưng cuối cùng chỉ giữ suy nghĩ đó trong đầu và mang loạt câu hỏi không hồi đáp đó đi về.
Tâm lý NTD thường thích những ứng viên tương tác tốt biết đào sâu tìm hiểu công việc thế nên hãy mạnh dạn đặt những câu hỏi về công việc, vị trí việc làm, chế độ lương thưởng, đãi ngộ,… Tránh bị động để rồi chìm ngỉm trong vô vàn ứng viên khác.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Thời gian nghỉ Tết của giao hàng tiết kiệm trong năm 2025 như thế nào? Mức phạt mới cho lỗi chở hàng cồng kềnh của shipper là bao nhiêu vào năm 2025?
Làm thế nào để thành công trong phỏng vấn công ty bảo hiểm? Lưu ý những gì và những kỹ năng nào cần có để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng?
Khám phá các ngành học đa dạng từ khối A1 và D1, tận dụng cơ hội phát triển sự nghiệp trong thế kỷ 21.
Tìm hiểu cách tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh qua việc cải thiện kỹ năng của nhân viên bán hàng thông qua phân tích và chiến lược như thế nào?