Thông báo 382/TB-VPCP năm 2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại Phiên họp lần thứ nhất của Tổng công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 382/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 23/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 23/07/2025 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Trần Văn Sơn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 382/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2025 |
Ngày 16 tháng 7 năm 2025, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh theo Quyết định số 1413/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh (sau đây gọi tắt là Tổ công tác). Tham dự buổi làm việc tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng - Tổ phó Tổ công tác; các Thành viên Tổ công tác: Lãnh đạo các bộ: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; đại diện các bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Nông nghiệp và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Y tế, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch và Lãnh đạo các đơn vị: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn CMC, Tập đoàn FPT, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Việt Nam. Tham dự cuộc họp tại điểm các cầu địa phương có các Thành viên Tổ công tác là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân 06 thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai phát triển đô thị thông minh và ý kiến của các Thành viên Tổ Công tác, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác đã đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan liên quan, các đồng chí Thành viên Tổ công tác trong thời gian ngắn đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển đồng bộ đô thị thông minh và có ý kiến chỉ đạo như sau:
Phát triển đô thị thông minh hiện nay đã trở thành xu thế tất yếu phát triển của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển đó. Phát triển đô thị thông minh là phương thức để phát triển kinh tế số, kinh tế đô thị, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện vừa qua đã cho thấy còn có sự lúng túng, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, thiếu cơ chế chính sách, thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiếu cơ chế điều phối trong triển khai xây dựng phát triển đô thị thông minh.
Theo đó, yêu cầu các đồng chí Tổ công tác tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp về phát triển đô thị thông minh để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đọt, phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Thông báo Kết luận số 30-KL/TGV ngày 13 tháng 6 năm 2025 của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo; Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 4 năm 2025 sửa đổi, bổ sung Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW. ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị.
II. Về các nhiệm vụ trọng tâm I
1. Về thể chế:
Việc triển khai xây dựng Nghị định về phát triển đô thị thông minh, đề nghị các Bộ, cơ quan, địa phương, Thành viên Tổ công tác tập trung những nội dung chính sau:
a) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định về phát triển đô thị thông minh trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Các Thành viên Tổ Công tác theo nhiệm vụ, nghiên cứu có ý kiến về Dự thảo Nghị định về phát triển đô thị thông minh gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
b) Đối với đề xuất xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn, giao Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến cụ thể gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.
c) Về nội dung dự thảo Nghị định, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đồng chí Thành viên Tố công tác, bổ sung làm rõ căn cứ, cơ sở ban hành Nghị định; các tiêu chuẩn, tiêu chí phát triển đô thị thông minh; nghiên cứu phát triển đô thị gắn liền với chuyển đổi số; nghiên cứu việc quy định lựa chọn thí điểm xã phường xây dựng đô thị thông minh làm cơ sở nhân rộng; nghiên cứu cơ chế thuê dịch vụ phát triển đô thị thông minh, xã hội hóa theo hình thức đối tác công tư trong phát triển đô thị thông minh (doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà nước thuê lại), xây dựng lộ trình triển khai, khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ phát triển đô thị thông minh,...
d) Bộ Xây dựng phối hợp với Văn phòng Chính phủ: (i) Tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân liên quan, đối tượng tác động về dự thảo Nghị định, (ii) tổ chức nghiên cứu thực tế kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển đô thị thông minh để có giải pháp phù hợp, hiệu quả, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý, vừa thực hiện mục tiêu tạo không gian, động lực phát triển.
2. Về tổng kết Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ:
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành liên quan, các địa phương xây dựng, tổ chức tổng kết Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025. Hoàn thành trong tháng 7 năm 2025.
3. Về tổ chức thực hiện:
a) Bộ Xây dựng chủ trì, tổng hợp ý kiến của các Thành viên Tổ công tác và chủ động hoàn thiện để trình ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác và Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác trong Quý III, IV năm 2025. Các đồng chí Thành viên Tổ công tác phối hợp, cho ý kiến khi có yêu cầu. Hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
b) Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các Đề án về phát triển đô thị thông minh, về chuyển đổi số, các hoạt động phát triển đô thị thông minh đã và đang triển khai thực hiện tại địa phương mình, khẩn trương chuẩn bị, thực hiện tốt công tác phát triển đô thị phù hợp với tình hình mới theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương,
c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Xây dựng trong tháng 7 năm 2025.
d) Giao Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng tổng hợp; chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các phiên họp tiếp theo; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Nghị quyết, Đề án, nhiệm vụ Chính phủ giao liên quan đến đô thị thông minh; đầu mối tiếp nhận, xử lý các vấn đề phát sinh của Tổ công tác.
đ) Các thành viên Tổ công tác chủ động tham gia xây dựng đề xuất chính sách, phản biện khoa học, kết nối chuyên gia - doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ địa phương triển khai hiệu quả.
4. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển đô thị thông minh nếu có khó khăn, vướng mắc các đồng chí Thành viên Tổ công tác báo cáo kịp thời đến Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ, bảo đảm tiến độ nhiệm vụ được thực hiện đúng thời hạn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và công nghệ, các bộ, cơ quan liên quan, địa phương, các đồng chí Tổ công tác biết, thực hiện./.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM |
VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 382/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2025 |
Ngày 16 tháng 7 năm 2025, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh theo Quyết định số 1413/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổ công tác liên ngành điều phối xây dựng, triển khai đồng bộ đô thị thông minh (sau đây gọi tắt là Tổ công tác). Tham dự buổi làm việc tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng - Tổ phó Tổ công tác; các Thành viên Tổ công tác: Lãnh đạo các bộ: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; đại diện các bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Nông nghiệp và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Y tế, Công Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch và Lãnh đạo các đơn vị: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn CMC, Tập đoàn FPT, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Việt Nam. Tham dự cuộc họp tại điểm các cầu địa phương có các Thành viên Tổ công tác là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân 06 thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai phát triển đô thị thông minh và ý kiến của các Thành viên Tổ Công tác, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác đã đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan liên quan, các đồng chí Thành viên Tổ công tác trong thời gian ngắn đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển đồng bộ đô thị thông minh và có ý kiến chỉ đạo như sau:
Phát triển đô thị thông minh hiện nay đã trở thành xu thế tất yếu phát triển của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển đó. Phát triển đô thị thông minh là phương thức để phát triển kinh tế số, kinh tế đô thị, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân. Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện vừa qua đã cho thấy còn có sự lúng túng, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, thiếu cơ chế chính sách, thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiếu cơ chế điều phối trong triển khai xây dựng phát triển đô thị thông minh.
Theo đó, yêu cầu các đồng chí Tổ công tác tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ giải pháp về phát triển đô thị thông minh để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đọt, phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Thông báo Kết luận số 30-KL/TGV ngày 13 tháng 6 năm 2025 của Lãnh đạo Ban Chỉ đạo; Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và Nghị quyết số 71/NQ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 4 năm 2025 sửa đổi, bổ sung Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW. ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị.
II. Về các nhiệm vụ trọng tâm I
1. Về thể chế:
Việc triển khai xây dựng Nghị định về phát triển đô thị thông minh, đề nghị các Bộ, cơ quan, địa phương, Thành viên Tổ công tác tập trung những nội dung chính sau:
a) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định về phát triển đô thị thông minh trình Chính phủ trước ngày 15 tháng 8 năm 2025.
Các Thành viên Tổ Công tác theo nhiệm vụ, nghiên cứu có ý kiến về Dự thảo Nghị định về phát triển đô thị thông minh gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
b) Đối với đề xuất xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn, giao Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, có ý kiến cụ thể gửi Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.
c) Về nội dung dự thảo Nghị định, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đồng chí Thành viên Tố công tác, bổ sung làm rõ căn cứ, cơ sở ban hành Nghị định; các tiêu chuẩn, tiêu chí phát triển đô thị thông minh; nghiên cứu phát triển đô thị gắn liền với chuyển đổi số; nghiên cứu việc quy định lựa chọn thí điểm xã phường xây dựng đô thị thông minh làm cơ sở nhân rộng; nghiên cứu cơ chế thuê dịch vụ phát triển đô thị thông minh, xã hội hóa theo hình thức đối tác công tư trong phát triển đô thị thông minh (doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà nước thuê lại), xây dựng lộ trình triển khai, khuyến khích phát triển công nghiệp phục vụ phát triển đô thị thông minh,...
d) Bộ Xây dựng phối hợp với Văn phòng Chính phủ: (i) Tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân liên quan, đối tượng tác động về dự thảo Nghị định, (ii) tổ chức nghiên cứu thực tế kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phát triển đô thị thông minh để có giải pháp phù hợp, hiệu quả, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý, vừa thực hiện mục tiêu tạo không gian, động lực phát triển.
2. Về tổng kết Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ:
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ngành liên quan, các địa phương xây dựng, tổ chức tổng kết Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025. Hoàn thành trong tháng 7 năm 2025.
3. Về tổ chức thực hiện:
a) Bộ Xây dựng chủ trì, tổng hợp ý kiến của các Thành viên Tổ công tác và chủ động hoàn thiện để trình ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác và Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác trong Quý III, IV năm 2025. Các đồng chí Thành viên Tổ công tác phối hợp, cho ý kiến khi có yêu cầu. Hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
b) Ủy ban nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các Đề án về phát triển đô thị thông minh, về chuyển đổi số, các hoạt động phát triển đô thị thông minh đã và đang triển khai thực hiện tại địa phương mình, khẩn trương chuẩn bị, thực hiện tốt công tác phát triển đô thị phù hợp với tình hình mới theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương,
c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Xây dựng trong tháng 7 năm 2025.
d) Giao Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng tổng hợp; chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các phiên họp tiếp theo; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai Nghị quyết, Đề án, nhiệm vụ Chính phủ giao liên quan đến đô thị thông minh; đầu mối tiếp nhận, xử lý các vấn đề phát sinh của Tổ công tác.
đ) Các thành viên Tổ công tác chủ động tham gia xây dựng đề xuất chính sách, phản biện khoa học, kết nối chuyên gia - doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ địa phương triển khai hiệu quả.
4. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ phát triển đô thị thông minh nếu có khó khăn, vướng mắc các đồng chí Thành viên Tổ công tác báo cáo kịp thời đến Bộ Xây dựng để tổng hợp báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ, bảo đảm tiến độ nhiệm vụ được thực hiện đúng thời hạn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và công nghệ, các bộ, cơ quan liên quan, địa phương, các đồng chí Tổ công tác biết, thực hiện./.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM |