Quyết định 2557/QĐ-BTC năm 2025 công bố công khai quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 2557/QĐ-BTC |
Ngày ban hành | 23/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 23/07/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Nguyễn Đức Chi |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2557/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2025 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị quyết số 223/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và Nghị định số 166/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;
Căn cứ Báo cáo số 417/BC-CP ngày 12/5/2025 của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 (theo các biểu kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan và Giám đốc Kho bạc nhà nước tổ chức thực hiện Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 2557/QĐ-BTC ngày 23 tháng 7 năm 2025 của Bộ Tài
chính)
Dự toán NSNN năm 2023 được Quốc hội quyết định[1] với tổng số thu là 1.620.744 tỷ đồng, tổng số chi là 2.076.244 tỷ đồng; bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP, trong đó bội chi NSTW là 430.500 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 25.000 tỷ đồng; tổng mức vay của NSNN là 648.213 tỷ đồng.
Năm 2023, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu hồi phục nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt; nhiều quốc gia lớn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lạm phát còn ở mức cao; áp lực gia tăng nợ công; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa chiến lược có xu hướng tăng; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; lạm phát được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra; bội chi NSNN và nợ công giảm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn, thị trường thu hẹp, đơn hàng sụt giảm. Áp lực gia tăng tỷ giá, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản chưa phục hồi, tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân; việc triển khai các chính sách tài khóa được thực hiện có hiệu quả, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả khá toàn diện, trong đó: 10/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn kế hoạch đã đề ra (6,5%) nhưng vẫn là điểm sáng so với các nước trong khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,25%, thấp hơn mục tiêu (khoảng 4,5%); dư nợ công khoảng 36,07% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 33,22% GDP, giảm so với năm trước và thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép; quốc phòng, an ninh được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn... được quan tâm thực hiện tốt.
Kết quả trên tác động tích cực đến hoạt động thu, chi NSNN năm 2023 như sau:
Dự toán thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; quyết toán là 1.770.776 tỷ đồng, tăng 150.032 tỷ đồng (9,3%) so với dự toán, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 17,2% GDP, riêng thu từ thuế, phí, lệ phí đạt 14% GDP. Trong đó:
1. Thu nội địa: Dự toán là 1.334.244 tỷ đồng; quyết toán là 1.483.781 tỷ đồng, tăng 149.537 tỷ đồng (11,2%) so với dự toán.
Kết quả thực hiện có 11/12 khoản thu vượt dự toán, trong đó số thu từ ba khu vực kinh tế năm 2023 đều tăng so với dự toán: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10.696 tỷ đồng (6,3%), thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9.081 tỷ đồng (4%), thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 22.398 tỷ đồng (7,2%) so với dự toán. Các khoản thu từ nhà, đất tăng 24.645 tỷ đồng (13,9%) so dự toán do các địa phương đẩy mạnh triển khai công tác giải phóng mặt bằng, hoàn tất thủ tục đấu giá đất và đôn đốc nộp tiền sử dụng đất, xử lý thu hồi nợ đọng của các dự án.
Riêng thuế bảo vệ môi trường không đạt dự toán, giảm 26.621 tỷ đồng (41,7%) so dự toán, do thực hiện chính sách giảm mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn[2].
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới như lạm phát kéo dài và ở mức cao, cầu tiêu dùng suy giảm mạnh, một số nền kinh tế lớn suy giảm và có dấu hiệu suy thoái đã tác động nhanh và mạnh đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, năm 2023 Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với tổng số tiền 264,6 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế thuộc diện gia hạn khoảng 103,2 nghìn tỷ đồng; miễn giảm khoảng 161,4 nghìn tỷ đồng[3]. Mặc dù vậy, số thu nội địa năm 2023 vẫn vượt so với dự toán, do các nguyên nhân sau:
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2557/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2025 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị quyết số 223/2025/QH15 ngày 27/6/2025 của Quốc hội bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và Nghị định số 166/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 343/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước đối với các cấp ngân sách;
Căn cứ Báo cáo số 417/BC-CP ngày 12/5/2025 của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 (theo các biểu kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan và Giám đốc Kho bạc nhà nước tổ chức thực hiện Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 2557/QĐ-BTC ngày 23 tháng 7 năm 2025 của Bộ Tài
chính)
Dự toán NSNN năm 2023 được Quốc hội quyết định[1] với tổng số thu là 1.620.744 tỷ đồng, tổng số chi là 2.076.244 tỷ đồng; bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP, trong đó bội chi NSTW là 430.500 tỷ đồng, bội chi NSĐP là 25.000 tỷ đồng; tổng mức vay của NSNN là 648.213 tỷ đồng.
Năm 2023, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường; kinh tế toàn cầu hồi phục nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt; nhiều quốc gia lớn tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lạm phát còn ở mức cao; áp lực gia tăng nợ công; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa chiến lược có xu hướng tăng; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; lạm phát được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra; bội chi NSNN và nợ công giảm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất - kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn, thị trường thu hẹp, đơn hàng sụt giảm. Áp lực gia tăng tỷ giá, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản chưa phục hồi, tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân; việc triển khai các chính sách tài khóa được thực hiện có hiệu quả, đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được kết quả khá toàn diện, trong đó: 10/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,05%, mặc dù thấp hơn kế hoạch đã đề ra (6,5%) nhưng vẫn là điểm sáng so với các nước trong khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,25%, thấp hơn mục tiêu (khoảng 4,5%); dư nợ công khoảng 36,07% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 33,22% GDP, giảm so với năm trước và thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo được Quốc hội cho phép; quốc phòng, an ninh được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn... được quan tâm thực hiện tốt.
Kết quả trên tác động tích cực đến hoạt động thu, chi NSNN năm 2023 như sau:
Dự toán thu NSNN là 1.620.744 tỷ đồng; quyết toán là 1.770.776 tỷ đồng, tăng 150.032 tỷ đồng (9,3%) so với dự toán, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 17,2% GDP, riêng thu từ thuế, phí, lệ phí đạt 14% GDP. Trong đó:
1. Thu nội địa: Dự toán là 1.334.244 tỷ đồng; quyết toán là 1.483.781 tỷ đồng, tăng 149.537 tỷ đồng (11,2%) so với dự toán.
Kết quả thực hiện có 11/12 khoản thu vượt dự toán, trong đó số thu từ ba khu vực kinh tế năm 2023 đều tăng so với dự toán: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 10.696 tỷ đồng (6,3%), thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9.081 tỷ đồng (4%), thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 22.398 tỷ đồng (7,2%) so với dự toán. Các khoản thu từ nhà, đất tăng 24.645 tỷ đồng (13,9%) so dự toán do các địa phương đẩy mạnh triển khai công tác giải phóng mặt bằng, hoàn tất thủ tục đấu giá đất và đôn đốc nộp tiền sử dụng đất, xử lý thu hồi nợ đọng của các dự án.
Riêng thuế bảo vệ môi trường không đạt dự toán, giảm 26.621 tỷ đồng (41,7%) so dự toán, do thực hiện chính sách giảm mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn[2].
Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 diễn ra trong bối cảnh kinh tế trong nước chịu tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới như lạm phát kéo dài và ở mức cao, cầu tiêu dùng suy giảm mạnh, một số nền kinh tế lớn suy giảm và có dấu hiệu suy thoái đã tác động nhanh và mạnh đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, năm 2023 Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với tổng số tiền 264,6 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế thuộc diện gia hạn khoảng 103,2 nghìn tỷ đồng; miễn giảm khoảng 161,4 nghìn tỷ đồng[3]. Mặc dù vậy, số thu nội địa năm 2023 vẫn vượt so với dự toán, do các nguyên nhân sau:
- Nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các Bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kịp thời ban hành và tập trung triển khai các chính sách tài khóa (miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công), cùng với chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô khác; qua đó, thúc đẩy kinh tế phục hồi tích cực. Một số ngành, lĩnh vực có mức tăng trưởng khá dã tác động tích cực đến số thu ngân sách.
- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Bộ Tài chính đã chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp ứng dụng hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phát hành hóa đơn điện tử; chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới; nâng cấp hệ thống Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.
- Cơ quan Thuế và Hải quan đã nỗ lực, quyết liệt triển khai nhiệm vụ thu ngân sách; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý thu, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, trốn thuế, gian lận thương mại; đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời các khoản nợ thuế, khoản phải thu vào NSNN theo kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước; phấn đấu tăng thu từ các địa bàn, lĩnh vực có điều kiện.
2. Thu dầu thô: dự toán là 42.000 tỷ đồng; quyết toán là 61.971 tỷ đồng, tăng 19.971 tỷ đồng (47,6%) so với dự toán. Giá dầu thanh toán bình quân đạt 88 USD/thùng, tăng 18 USD/thùng so giá dự toán (70 USD/thùng), sản lượng thanh toán đạt 8,48 triệu tấn, tăng 0,48 triệu tấn so kế hoạch.
3. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: Dự toán là 239.000 tỷ đồng; quyết toán là 219.651 tỷ đồng, giảm 19.349 tỷ đồng (8,1%) so với dự toán, chủ yếu do thương mại toàn cầu giảm sút, tổng cầu hàng hóa thế giới giảm, số lượng đơn hàng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam[4].
Số hoàn thuế giá trị gia tăng theo thực tế phát sinh là 148.942 tỷ đồng, giảm 37.058 tỷ đồng so với dự toán, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế thấp hơn kế hoạch, hoạt động xuất nhập khẩu khó khăn, kết hợp với việc thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng làm số hoàn giảm. Cơ quan Thuế đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ số hoàn, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật.
4. Thu viện trợ không hoàn lại: Dự toán là 5.500 tỷ đồng; quyết toán là 5.373 tỷ đồng, giảm 127 tỷ đồng (2,3%) so với dự toán.
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp quản lý, điều hành chi NSNN năm 2023. Chi NSNN được quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ dự toán đầu năm, ưu tiên bố trí tăng chi đầu tư phát triển ngay từ khâu bố trí dự toán và phân bổ các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của NSTW; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật về tài chính - ngân sách. Theo đó, kết quả chi NSNN như sau:
Dự toán là 2.076.244 tỷ đồng; quyết toán là 1.936.912 tỷ đồng[5]; giảm 139.332 tỷ đồng (6,7%) so với dự toán.
Quyết toán chi NSNN theo các lĩnh vực chi chủ yếu như sau:
1. Chi thường xuyên (bao gồm kinh phí cải cách tiền lương đã phân bổ vào các lĩnh vực)
Dự toán là 1.172.295 tỷ đồng; quyết toán là 1.117.207 tỷ đồng, giảm 55.088 tỷ đồng (4,7%) so với dự toán, do một số nhiệm vụ không triển khai được phải hủy dự toán, một số nhiệm vụ không đủ điều kiện quyết toán phải thu hồi nộp ngân sách nhà nước, một số nội dung được chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật NSNN.
Tỷ trọng chi thường xuyên bằng 57,7% tổng chi NSNN (1.117.207 tỷ đồng/1.936.912 tỷ đồng) theo đúng định hướng Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
2. Chi đầu tư phát triển
Dự toán là 728.806 tỷ đồng; quyết toán là 723.839 tỷ đồng, giảm 4.967 tỷ đồng (0,7%) so với dự toán. Trong đó:
Chi đầu tư phát triển NSTW: dự toán là 214.586 tỷ đồng, quyết toán là 155.360 tỷ đồng[6], giảm 59.226 tỷ đồng (27,6%) so với dự toán. Trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp quyết liệt, tổ chức các đoàn công tác của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, đôn đốc thực hiện, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nên số vốn giải ngân đầu tư phát triển NSTW cao hơn số quyết toán năm 2022[7].
Chi đầu tư phát triển NSĐP: Dự toán là 514.220 tỷ đồng, quyết toán là 568.479 tỷ đồng[8], tầng 54.259 tỷ đồng (10,6%) so với dự toán.
3. Chi trả nợ lãi
Dự toán là 102.890 tỷ đồng; quyết toán là 89.323 tỷ đồng, giảm 13.567 tỷ đồng (13,2%) so với dự toán, do số huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2022 thấp hơn kế hoạch, dẫn đến làm giảm số chi trả nợ lãi năm 2023 so với dự toán.
Dự toán bội chi NSNN là 455.500 tỷ đồng; quyết toán là 291.564 tỷ đồng, bằng 2,83% GDP thực hiện[9], giảm 163.936 tỷ đồng so với dự toán, thấp hơn so với mức bội chi Quốc hội giao đầu năm (4,42%GDP). Trong đó: bội chi NSTW là 284.913 tỷ đồng, giảm 145.587 tỷ đồng so với dự toán; bội chi NSĐP là 6.651 tỷ đồng, giảm 18.349 tỷ đồng so với dự toán.
IV. TỔNG MỨC VAY CỦA NSNN VÀ NỢ CÔNG
Dự toán tổng mức vay của NSNN là 648.213 tỷ đồng; quyết toán là 482.625 tỷ đồng, giảm 165.588 tỷ đồng (25,5%) so với dự toán.
Dư nợ công năm 2023 bằng 36,07% GDP, nợ Chính phủ bằng 33,22% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh bằng 2,75%GDP, nợ Chính quyền địa phương bằng 0,6%GDP thấp hơn mức trần và ngưỡng cảnh báo an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia./.
QUYẾT TOÁN CÂN ĐỐI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 2557/QĐ-BTC ngày 23 tháng 7 năm 2025 của Bộ Tài
chính)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT |
NỘI DUNG |
DỰ TOÁN |
QUYẾT TOÁN |
SO SÁNH |
||
NSNN |
Bao gồm |
|||||
NSTW |
NSĐP |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
|
|
3=2/1 |
A |
TỔNG NGUỒN THU NSNN |
|
3.023.547 |
1.319.944 |
2.184.513 |
|
I |
Thu NSNN |
1.620.744 (1) |
1.770.776 |
927.511 |
843.265 |
109,3 |
1 |
Thu nội địa |
1.334.244 |
1 483.781 |
640.776 |
843.005 |
111,2 |
2 |
Thu từ dầu thô |
42.000 |
61.971 |
61.971 |
|
147,6 |
3 |
Thu cân đối từ hoạt dụng xuất khẩu, nhập khẩu |
239.000 |
219.651 |
219.651 |
|
91,9 |
4 |
Thu viện trợ |
5.500 |
5.373 |
5.113 |
260 |
97,7 |
II |
Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang |
|
1.144.686 |
379.276 |
765.410 |
|
III |
Thu từ quỹ dự trữ tài chính |
|
667 |
|
667 |
|
IV |
Thu kết dư năm trước |
|
107.418 |
|
107.418 |
|
V |
Thu bổ sung từ NSTW |
462.766 (2) |
|
|
467.753 |
|
VI |
Thu từ cấp dưới nộp trả NSTW |
|
|
13.157 |
|
|
B |
TỔNG CHI NSNN |
|
3.176.154 |
1.576.857 |
2.080.207 |
|
1 |
Chi NSNN |
2.076.244 (1) |
1.936.912 |
697.112 |
1.239.800 |
93,3 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
1 |
Chi đầu tư phát triển |
728.806 |
723.839 |
155.360 |
568.479 |
99,3 |
2 |
Chi trả nợ lãi |
102 890 |
89 323 |
87 583 |
1.740 |
86,8 |
3 |
Chi viện trợ |
2.000 |
1.741 |
1.741 |
|
|
4 |
Chi thường xuyên (3) |
1.172.295 |
1.117.207 |
449.216 |
667.991 |
95,3 |
5 |
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính |
100 |
3.590 |
2.000 (9) |
1.590 |
3.589,7 |
6 |
Dự phòng NSNN |
55.778 (4) |
|
|
|
|
7 |
Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế |
12.500 (4) |
|
|
|
|
II |
Chi chuyển nguồn sang năm sau |
|
1.239.242 |
411.992 |
827.250 |
|
III |
Chi bổ sung từ NSTW cho NSĐP |
462.766 |
|
467.753 |
|
|
IV |
Chi nộp trả NSTW |
|
|
|
13.157 |
|
C |
BỘI CHI NSNN |
455.500 |
291.564 (6) |
284.913 |
6.651 |
64,0 |
|
Tỷ lệ bội chi NSNN so GDP |
4,42% (5) |
2,83% (7) |
|
|
|
1 |
Bội chi NSTW |
430.500 |
284.913 |
284.913 (6) |
|
66,2 |
2 |
Bội chi NSĐP |
25.000 |
6.651 (8) |
|
6.651 |
26,6 |
D |
KẾT DƯ NSĐP |
|
|
|
110.957 |
|
Đ |
CHI TRẢ NỢ GỐC |
192.713 |
219.061 |
216.502 |
2.559 |
113,7 |
E |
TỔNG MỨC VAY CỦA NSNN |
648.213 |
482.625 |
473.415 |
9.210 |
74,5 |
Ghi chú:
(1) Dự toán Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán NSNN năm 2023.
(2) Dự toán chi bổ sung có mục tiêu của trung ương cho địa phương, gồm dự toán đầu năm theo Nghị quyết của Quốc hội, bổ sung cải cách tiền lương, các khoản bổ sung từ các nhiệm vụ tại dòng V, VI, VIII của Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 70/2022/QH15 và bổ sung từ khoản dự phòng NSTW thuộc thẩm quyền của Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật NSNN năm 2015.
(3) Quyết toán bao gồm kinh phí cải cách tiền lương đã phân bổ vào các lĩnh vực.
(4) Số quyết toán trong các lĩnh vực chi;
(5) Tỷ lệ bội chi/GDP theo Nghị quyết số 69/2022/QH15;
(6) Bội chi tính trên số thu không bao gồm 28.000 tỷ đồng số chuyển nguồn năm 2022 sang năm 2023 từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của NSTW để trả nợ gốc;
(7) GDP thực hiện 10.320,3 nghìn tỷ đồng.
(8) Bội chi NSĐP 6.651 tỷ đồng là chênh lệch giữa bội chi của các tỉnh có bội chi và số bội thu của các tỉnh có bội thu (7.177 tỷ đồng - 526 tỷ đồng).
(9) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính NSTW được bổ sung từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của NSTW năm 2022 theo Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
QUYẾT TOÁN NGUỒN THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 2557/QĐ-BTC ngày 23 tháng 7 năm 2025 của Bộ Tài
chính)
Đơn vị: Tỷ đồng
STT |
NỘI DUNG |
DỰ TOÁN |
QUYẾT TOÁN |
SO SÁNH (%) |
A |
B |
1 |
2 |
3=2/1 |
A |
THU NSNN |
1.620.744 |
1.770.776 |
109,3 |
I |
Thu nội địa |
1.334.244 |
1.483.781 |
111,2 |
1 |
Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước |
168.582 |
179.278 |
106,3 |
2 |
Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
229.714 |
238.795 |
104,0 |
3 |
Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh |
312.919 |
335.317 |
107,2 |
4 |
Thuế thu nhập cá nhân |
154.652 |
157.034 |
101,5 |
5 |
Thuế bảo vệ môi trường |
63.888 |
37.267 |
58,3 |
6 |
Các loại phí, lệ phí |
79.655 |
79.618 |
100,0 |
|
Trong đó: Lệ phí trước bạ |
40.332 |
34.646 |
85,9 |
7 |
Các khoản thu về nhà, đất |
177.823 |
202.468 |
113,9 |
|
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp |
2 |
10 |
486,8 |
|
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp |
2.261 |
3.402 |
150,4 |
|
- Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước |
24.592 |
44.140 |
179,5 |
|
- Thu tiền sử dụng đất |
150.000 |
153.769 |
102,5 |
- Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước |
968 |
1.147 |
118,5 |
|
8 |
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết |
37.580 |
45.844 |
122,0 |
9 |
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản |
5.088 |
7.359 |
144,6 |
10 |
Thu khác ngân sách |
26.206 |
65.624 |
250,4 |
11 |
Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác |
902 |
1.874 |
207,8 |
12 |
Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước |
77.236 |
133.303 |
172,6 |
II |
Thu từ dầu thô |
42.000 |
61.971 |
147,6 |
III |
Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu |
239.000 |
219.651 |
91,9 |
1 |
Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu |
425.000 |
368.593 |
86,7 |
|
- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu |
315.400 |
281.220 |
89,2 |
|
- Thuế xuất khẩu |
9.200 |
8.541 |
92,8 |
|
- Thuế nhập khẩu |
67.292 |
44.141 |
65,6 |
|
- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu |
32.200 |
32.953 |
102,3 |
|
- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu |
824 |
1.070 |
129,8 |
|
- Thu khác |
84 |
668 |
794,7 |
2 |
Hoàn thuế giá trị gia tăng |
-186.000 |
-148.942 |
80,1 |
IV |
Thu viện trợ |
5.500 |
5.373 |
97,7 |
B |
THU CHUYỂN NGUỒN TỪ NĂM TRƯỚC CHUYỂN SANG |
|
1.144.686 |
|
C |
THU TỪ QUỸ DỰ TRỮ TÀI CHÍNH |
|
667 |
|
D |
THU KẾT DƯ NĂM TRƯỚC |
|
107.418 |
|
|
TỔNG CỘNG (A+B+C+D) |
1.620.744 |
3.023.547 |
|
[1] Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về dự toán NSNN năm 2023.
[2] Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
[3] Trong đó số tiền giảm 2% thuế giá trị gia tăng khoảng 33,1 nghìn tỷ đồng.
[4] Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước năm 2023 đạt 681,1 tỷ USD, giảm 13,2% (tương đương giảm 103,9 tỷ USD) so với dự toán.
[5] Bao gồm số chi từ nguồn năm trước chuyển sang theo quy định.
[6] Bao gồm số chi từ nguồn năm trước chuyển sang theo quy định.
[7] Số quyết toán chi đầu tư phát triển NSTW năm 2022 là 138.131 tỷ đồng.
[8] Bao gồm số giải ngân từ nguồn năm trước chuyển sang theo quy định và nguồn bổ sung từ dự phòng NSTW, tăng thu NSĐP.
[9] GDP thực hiện: 10.320,3 nghìn tỷ đồng.