Nghị định 191/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
Số hiệu | 191/2025/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 01/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2025 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Lê Thành Long |
Lĩnh vực | Quyền dân sự |
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/2025/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Nghị định này quy định chi tiết khoản 6 Điều 5, khoản 5 Điều 11, khoản 3 Điều 13, Điều 19, khoản 3 Điều 20, Điều 23, khoản 2 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 3 Điều 28, khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 34, khoản 7 Điều 39 Luật Quốc tịch Việt Nam và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về việc xác định quốc tịch của trẻ em khi thực hiện thủ tục về khai sinh; xác minh hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch; xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch.
Giấy tờ trong hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Giấy tờ trong hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Cơ sở dữ liệu quốc tịch
1. Cơ sở dữ liệu quốc tịch là tập hợp dữ liệu về các trường hợp đã được giải quyết cho nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, được xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng trên môi trường điện tử nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về quốc tịch.
2. Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc tịch. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) và các cơ quan khác được pháp luật quy định có quyền truy cập, khai thác thông tin quốc tịch để phục vụ chức năng quản lý nhà nước.
Điều 4. Xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
b) Ban hành quy chế quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
c) Xây dựng, triển khai Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để số hóa dữ liệu quốc tịch và giải quyết các việc về quốc tịch.
2. Sở Tư pháp, các cơ quan đại diện có trách nhiệm cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch.
3. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc tịch được xác lập từ các nguồn sau:
a) Dữ liệu được hình thành thông qua giải quyết các việc về quốc tịch trên Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch;
b) Dữ liệu được số hóa từ hồ sơ giải quyết các việc về quốc tịch;
c) Dữ liệu được kết nối, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
4. Cơ sở dữ liệu quốc tịch phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật. Việc cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc tịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và pháp luật khác có liên quan.
5. Việc kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc tịch với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác phải bảo đảm hiệu quả, tuân thủ các quy định về quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, quy định về an toàn thông tin, an ninh mạng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/2025/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Nghị định này quy định chi tiết khoản 6 Điều 5, khoản 5 Điều 11, khoản 3 Điều 13, Điều 19, khoản 3 Điều 20, Điều 23, khoản 2 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 3 Điều 28, khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 34, khoản 7 Điều 39 Luật Quốc tịch Việt Nam và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về việc xác định quốc tịch của trẻ em khi thực hiện thủ tục về khai sinh; xác minh hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong giải quyết hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch; xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch.
Giấy tờ trong hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Giấy tờ trong hồ sơ xin nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và giải quyết các việc khác về quốc tịch Việt Nam bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Cơ sở dữ liệu quốc tịch
1. Cơ sở dữ liệu quốc tịch là tập hợp dữ liệu về các trường hợp đã được giải quyết cho nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, được xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng trên môi trường điện tử nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về quốc tịch.
2. Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc tịch. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện) và các cơ quan khác được pháp luật quy định có quyền truy cập, khai thác thông tin quốc tịch để phục vụ chức năng quản lý nhà nước.
Điều 4. Xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Xây dựng, quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
b) Ban hành quy chế quản lý, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
c) Xây dựng, triển khai Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để số hóa dữ liệu quốc tịch và giải quyết các việc về quốc tịch.
2. Sở Tư pháp, các cơ quan đại diện có trách nhiệm cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch.
3. Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc tịch được xác lập từ các nguồn sau:
a) Dữ liệu được hình thành thông qua giải quyết các việc về quốc tịch trên Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch;
b) Dữ liệu được số hóa từ hồ sơ giải quyết các việc về quốc tịch;
c) Dữ liệu được kết nối, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
4. Cơ sở dữ liệu quốc tịch phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật. Việc cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc tịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và pháp luật khác có liên quan.
5. Việc kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc tịch với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác phải bảo đảm hiệu quả, tuân thủ các quy định về quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước, quy định về an toàn thông tin, an ninh mạng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
1. Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể nộp hồ sơ trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định này, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc cơ quan đại diện thuận tiện nhất.
2. Yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch cho người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do người đại diện theo pháp luật của người đó thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính; bản sao được chứng thực từ bản chính; bản sao được cấp từ sổ gốc; bản điện tử các giấy tờ này; giấy tờ được tích hợp, hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử (VNeID). Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người thụ lý hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu nộp hồ sơ trực tuyến thì thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ trong hồ sơ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.
4. Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định thì phải hướng dẫn ngay người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ và ghi vào Sổ thụ lý.
5. Cơ quan thụ lý hồ sơ lập danh mục đầy đủ các giấy tờ trong từng hồ sơ, kèm danh sách những người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch theo mẫu quy định.
Đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành hồ sơ được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ phải xác minh về nhân thân.
Trường hợp được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn sử dụng của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ; trường hợp phải xác minh về nhân thân thì thời hạn sử dụng phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
6. Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính cho người yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Việc trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Điều 6. Giải quyết hồ sơ quốc tịch trên môi trường điện tử
Việc giải quyết hồ sơ quốc tịch trên môi trường điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 39 Luật Quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công quốc gia và theo quy định của Nghị định này như sau:
1. Người yêu cầu đăng nhập tài khoản vào Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và nộp hồ sơ theo quy định, cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản điện tử. Trường hợp thông tin, dữ liệu điện tử của người yêu cầu đã được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu thì người yêu cầu không phải khai lại thông tin hoặc đính kèm hồ sơ, giấy tờ.
Trường hợp không có bản điện tử thì đính kèm bản chụp hoặc bản sao các giấy tờ theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, các nền tảng thanh toán khác hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan thụ lý.
3. Hồ sơ điện tử xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được tiếp nhận tại Cổng Dịch vụ công quốc gia và thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chuyển đến Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định này thì gửi cho cơ quan tiếp nhận thông qua Phần mềm quản lý, giải quyết hồ sơ quốc tịch để thông báo cho người có yêu cầu.
4. Người có yêu cầu có thể lựa chọn nhận kết quả theo các phương thức sau:
a) Nhận bản điện tử gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó;
b) Nhận bản điện tử gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;
c) Nhận kết quả là bản giấy thông qua dịch vụ bưu chính và nộp chi phí trả kết quả;
d) Nhận kết quả là bản giấy tại cơ quan thụ lý hồ sơ.
5. Sở Tư pháp, cơ quan đại diện tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu về quốc tịch trên môi trường điện tử phù hợp với mức độ triển khai dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quốc tịch.
Điều 7. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam
1. Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam được cấp theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
2. Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được cấp theo quy định của pháp luật.
1. Kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định này đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam.
2. Việc xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, khóa căn cước điện tử của các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26, khoản 2 Điều 28 Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Trường hợp giấy tờ hộ tịch của người đã thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam có ghi quốc tịch Việt Nam thì việc thông báo và ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi quốc tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và pháp luật về hộ tịch.
Điều 9. Xác định quốc tịch của trẻ em khi thực hiện thủ tục về khai sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì việc xác định quốc tịch Việt Nam của trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Trẻ em có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện đăng ký khai sinh.
b) Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con khi thực hiện đăng ký khai sinh thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Cha hoặc mẹ lập văn bản cam đoan về việc không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con và chịu trách nhiệm về việc cam đoan này.
c) Trường hợp trẻ em đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con khi thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh và việc giữ quốc tịch nước ngoài phải phù hợp với pháp luật của nước mà trẻ đang mang quốc tịch. Cha mẹ trẻ phải có bản cam đoan về việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước mà trẻ đang mang quốc tịch và chịu trách nhiệm về việc cam đoan này.
2. Khi thực hiện thủ tục về khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trường hợp trẻ em có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, thì tên của trẻ có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài.
Điều 10. Những hành vi không được thực hiện
1. Cá nhân, tổ chức không được thực hiện các hành vi sau:
a) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối, cam đoan sai sự thật để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch;
b) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam;
c) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam;
d) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam; lợi dụng việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, giấy tờ được cấp trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này không có giá trị pháp lý, phải bị thu hồi, hủy bỏ.
3. Trường hợp người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, người được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam mà bị phát hiện có hành vi quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 25 Nghị định này.
Mục 1. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 11. Một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam
1. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà không được miễn điều kiện về thường trú quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được cơ quan Công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.
3. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Điều 12. Trường hợp có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam
2. Các trường hợp có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a) Người có tài năng vượt trội trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục hoặc các lĩnh vực khác đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng hoặc được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương và có cơ sở cho thấy người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam;
b) Doanh nhân, nhà đầu tư là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về việc người đó sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam.
3. Cơ quan có thẩm quyền quản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quyết định việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam trên cơ sở xác định có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 13. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Giấy tờ quy định tại các điểm b, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ sau:
a) Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu đối với người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày, tháng, năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b) Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là bản sao văn bằng, chứng chỉ để chứng minh người đó đã học bằng tiếng Việt tại Việt Nam như bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (bao gồm bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung cấp chuyên nghiệp) hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam hoặc bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, phỏng vấn về khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của người đó bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Thành phần tham gia phỏng vấn có đại diện của Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả kiểm tra, phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Những người trực tiếp kiểm tra, phỏng vấn chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phỏng vấn và ý kiến đề xuất của mình;
c) Bản sao Giấy khai sinh của con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam xin nhập quốc tịch Việt Nam, trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia.
Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
d) Bản sao Thẻ thường trú, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam;
đ) Giấy tờ chứng minh khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 12 Nghị định này phải nộp giấy tờ sau:
a) Trường hợp có vợ, chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; nếu có cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con; nếu có ông nội và bà nội hoặc ông ngoại và bà ngoại là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy tờ hợp lệ để chứng minh, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
b) Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định này thì nộp giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp tương ứng.
3. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ sau:
a) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp về việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này thì người đó phải có bản cam đoan về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;
b) Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài.
4. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan thụ lý hồ sơ.
Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu xét thấy hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam chưa đầy đủ, người xin nhập quốc tịch chưa đáp ứng đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ.
Đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho cơ quan thụ lý hồ sơ để yêu cầu người đó tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài.
2. Trong thời hạn 09 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp có văn bản thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này mà người xin nhập quốc tịch Việt Nam không nộp văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho thôi quốc tịch nước ngoài thì Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ. Thời hạn 09 tháng không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam.
3. Khi xem xét hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu thấy hồ sơ phức tạp hoặc liên quan đến an ninh chính trị, Bộ Tư pháp lấy ý kiến của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4. Trường hợp kết quả xác minh về nhân thân cho thấy việc xin nhập quốc tịch Việt Nam làm phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì Bộ Tư pháp quyết định từ chối giải quyết hồ sơ.
5. Sau khi hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Quy định về việc Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước cũng được áp dụng đối với việc trình hồ sơ xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam.
6. Quyết định từ chối giải quyết hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này không bị khiếu nại, khiếu kiện theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam.
7. Quy định về việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này cũng được áp dụng khi giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam.
Quy định tại các khoản 1, 4 và khoản 6 Điều này cũng được áp dụng khi giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam.
Điều 15. Xác minh hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân theo quy định tại khoản 2a Điều 21 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.
Điều 16. Trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Sau khi nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam gửi kèm thông báo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho người được nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở trong nước; cơ quan đại diện có trách nhiệm tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho người được nhập quốc tịch Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
Việc tổ chức trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo nghi thức trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương hoặc ở cơ quan đại diện.
Mục 2. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 17. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ chứng minh đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam;
b) Giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó.
Trường hợp thông tin về tình trạng quốc tịch Việt Nam trước đây của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có thể khai thác được tại Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan tiếp nhận không yêu cầu người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nộp các giấy tờ nêu trên.
3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ sau:
a) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp về việc giữ quốc tịch nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước đó. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này thì người đó phải có bản cam đoan về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không quy định việc cấp loại giấy tờ này và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;
b) Bản cam kết không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài.
4. Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam và con chưa thành niên sống cùng người đó trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia.
Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan thụ lý hồ sơ trong trường hợp chưa đủ điều kiện, khả năng giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử.
Trường hợp giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử thì hồ sơ lập thành 01 bộ và lưu trữ tại cơ quan thụ lý hồ sơ. Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp lưu trữ hồ sơ điện tử theo quy định.
Điều 18. Xác minh hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.
Mục 3. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 19. Điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam thì được xem xét giải quyết xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 20. Một số giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam
1. Giấy tờ xác nhận việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận hoặc bảo đảm cho người đó được nhập quốc tịch nước ngoài; trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam đã có quốc tịch nước ngoài thì nộp bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để chứng minh người đó đang có quốc tịch nước ngoài.
2. Giấy tờ chứng minh người xin thôi quốc tịch Việt Nam có quốc tịch Việt Nam là bản sao Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định này, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quốc tịch Việt Nam của người xin thôi quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Giấy tờ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 28 Luật Quốc tịch Việt Nam là giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên căn cứ vào quy chế của ngành để xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật, an ninh quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.
4. Bản sao Giấy khai sinh của con chưa thành niên cùng thôi quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ thôi quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó thôi quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia.
Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
5. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải lập thành 03 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan thụ lý hồ sơ trong trường hợp chưa đủ điều kiện, khả năng giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử.
Trường hợp giải quyết hồ sơ trên môi trường điện tử thì hồ sơ lập thành 01 bộ và lưu trữ tại cơ quan thụ lý hồ sơ. Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp lưu trữ hồ sơ điện tử theo quy định.
1. Trường hợp giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài đã hết hạn thì Bộ Tư pháp gửi văn bản cho cơ quan đại diện để thông báo cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin gia hạn hoặc cấp mới giấy tờ đó.
2. Cơ quan đại diện có biện pháp hỗ trợ người xin thôi quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin gia hạn hoặc cấp mới giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài, nếu người đó yêu cầu.
3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp giấy tờ bảo đảm việc cho nhập quốc tịch nước ngoài đã được gia hạn hoặc được cấp mới cho cơ quan đại diện để chuyển cho Bộ Tư pháp.
1. Kể từ ngày Sở Tư pháp đăng tải thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nếu phát hiện thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa được thôi hoặc không được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam và khoản 2 Điều này thì phải kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp đã đăng tải thông tin.
2. Trong quá trình xem xét giải quyết hồ sơ mà có văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ nợ hợp pháp về việc người đó còn nợ thuế, tiền, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền không xem xét giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Điều 23. Xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam
Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản, Bộ Công an có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Bộ Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.
Điều 24. Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam
1. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện về việc tước quốc tịch Việt Nam;
b) Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam;
c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị tước quốc tịch Việt Nam (nếu có).
2. Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam của người đó thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc tước quốc tịch Việt Nam;
b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
3. Sau khi hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình chủ tịch nước xem xét về việc tước quốc tịch Việt Nam.
1. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
b) Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
c) Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam (nếu có).
2. Trường hợp Tòa án đã xét xử bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người đó thì hồ sơ gồm có:
a) Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam;
b) Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
3. Sau khi hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VỀ QUỐC TỊCH
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi kết quả giải quyết việc cho nhập quốc tịch Việt Nam cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện để tổ chức lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Việc trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Việc thông báo kết quả giải quyết cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp gửi kết quả giải quyết cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan đại diện để thông báo cho người có yêu cầu và để theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.
Cơ quan đại diện thu hồi Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú, nộp lại Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, khóa căn cước điện tử theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Người được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu có yêu cầu thì được đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 27. Thông báo, ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi quốc tịch
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện, nơi đã đăng ký hộ tịch của người đó để ghi chú hoặc hướng dẫn ghi chú vào Sổ hộ tịch. Nội dung ghi chú gồm: số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; nội dung Quyết định; người thực hiện ghi chú phải ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm ghi chú. Trường hợp việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại cơ quan đại diện mà Sổ hộ tịch đã chuyển lưu tại Bộ Ngoại giao thì Bộ Ngoại giao thực hiện ghi chú.
2. Trường hợp người được trở lại quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã ghi vào Sổ hộ tịch việc thôi quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, người được nhập quốc tịch Việt Nam mà trước đó đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì việc thông báo ghi vào Sổ hộ tịch do trở lại quốc tịch, nhập quốc tịch Việt Nam cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp cơ quan đại diện, Sở Tư pháp nhận được thông báo ghi chú nhưng không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch trước đây thì lập Sổ để theo dõi, quản lý và giải quyết các việc về hộ tịch, quốc tịch có liên quan.
4. Trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc tịch đã được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì việc thông báo thay đổi quốc tịch được thực hiện trên môi trường điện tử.
Điều 28. Thông báo cho Bộ Công an kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Quyết định cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước, căn cước điện tử cho người được nhập, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam hoặc đã từng có thời gian cư trú tại Việt Nam thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Quyết định cho thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo cho Bộ Công an để chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, khóa căn cước điện tử của người đó theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc tịch đã được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được thực hiện trên môi trường điện tử.
CẤP GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM, CẤP GIẤY XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
Mục 1. CẤP GIẤY XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Điều 29. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam
Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện, nơi người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Điều 30. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4 x 6 chụp chưa quá 06 tháng và bản sao các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó như thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 7 Nghị định này hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quốc tịch Việt Nam của người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người yêu cầu xin cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam phải lập bản khai lý lịch kèm theo một trong các giấy tờ sau để có cơ sở xác minh quốc tịch Việt Nam:
Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam;
Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở miền Bắc Việt Nam cấp, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch công dân Việt Nam.
2. Trình tự kiểm tra, xác minh, tra cứu quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Sở Tư pháp.
Trường hợp nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời. Nếu nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp thì cơ quan đại diện có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao, cơ quan nhận được yêu cầu tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện;
b) Đối với trường hợp người không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, nếu hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Sở Tư pháp. Đồng thời, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có yêu cầu. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và trả lời kết quả bằng văn bản cho Sở Tư pháp; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.
Nếu hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan đại diện chủ động tra cứu hoặc có văn bản kèm theo bản chụp các giấy tờ, thông tin do người yêu cầu cung cấp gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu thông tin về thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người có yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao; đối với việc xác minh và trả lời kết quả xác minh về nhân thân của Bộ Công an thì thời hạn là 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được kết quả tra cứu, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu có đủ
căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách
được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi
vào Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp
Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ
sơ trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
Mục 2. CẤP GIẤY XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM
Điều 31. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện, nơi người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Điều 32. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 02 ảnh 4x6 chụp chưa quá 06 tháng và bản sao các giấy tờ sau:
a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc giấy tờ để chứng minh người đó khi sinh ra có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở miền Bắc cấp; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ, giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và có văn bản gửi cơ quan Công an cấp tỉnh (nếu nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp) hoặc Bộ Công an (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện) xác minh về nhân thân của người có yêu cầu. Thời hạn xác minh và trả lời kết quả xác minh là 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 60 ngày.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quốc tịch, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch và tổ chức thực hiện pháp luật về quốc tịch.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quốc tịch cho người làm công tác quốc tịch.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc tịch.
4. Ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch.
5. Kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền các việc về quốc tịch Việt Nam, các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quốc tịch liên quan.
6. Kiểm tra hồ sơ và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh hồ sơ về quốc tịch theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về quốc tịch.
8. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
9. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về quốc tịch và giải quyết hồ sơ về quốc tịch.
10. Lưu giữ hồ sơ về quốc tịch.
11. Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về quốc tịch đã giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch tại cơ quan đại diện, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan đại diện thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch;
b) Chỉ đạo cơ quan đại diện trong việc cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
c) Kiểm tra công tác quốc tịch tại các cơ quan đại diện;
d) Bồi dưỡng nghiệp vụ quốc tịch cho viên chức ngoại giao, lãnh sự;
đ) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
e) Chỉ đạo cơ quan đại diện cập nhật thường xuyên pháp luật quốc tịch của nước ngoài để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết các việc về quốc tịch;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quốc tịch theo thẩm quyền;
h) Thu hồi những giấy tờ liên quan đến quốc tịch Việt Nam do cơ quan đại diện cấp trái quy định của pháp luật;
i) Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về quốc tịch đã giải quyết tại cơ quan đại diện, gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
c) Thu hồi, hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đã cấp cho người đã được thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam đang định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Bố trí viên chức ngoại giao, lãnh sự thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về quốc tịch thuộc thẩm quyền;
đ) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;
e) Cập nhật thường xuyên pháp luật quốc tịch của nước sở tại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết các việc về quốc tịch theo thẩm quyền;
g) Lưu giữ sổ quốc tịch, hồ sơ về quốc tịch;
h) Tổng hợp tình hình và thống kê các việc quốc tịch đã giải quyết báo cáo Bộ Ngoại giao theo quy định;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về quốc tịch theo thẩm quyền;
k) Tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam bảo đảm trang trọng, ý nghĩa.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình giải quyết các việc về quốc tịch, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Thẩm tra, xác minh hoặc chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền trong việc xác minh về nhân thân của người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; tước quốc tịch Việt Nam; hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; xác nhận có quốc tịch Việt Nam; xác nhận là người gốc Việt Nam.
b) Chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền xác minh tính hợp lệ của các giấy tờ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
c) Chỉ đạo giải quyết việc đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước, căn cước điện tử cho người được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; xóa đăng ký cư trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết các việc về quốc tịch.
2. Chỉ đạo cơ quan Công an cấp tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan khi thực hiện giải quyết các việc về quốc tịch theo quy định.
Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quốc tịch tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền hồ sơ xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo thực hiện việc cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc tịch;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch;
d) Lưu giữ sổ quốc tịch, hồ sơ về quốc tịch;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quốc tịch theo thẩm quyền;
e) Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về quốc tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định;
g) Tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam bảo đảm trang trọng, ý nghĩa;
h) Thu hồi những giấy tờ liên quan đến quốc tịch Việt Nam do Sở Tư pháp cấp trái quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, e và điểm g khoản 1 Điều này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 4 Nghị định số 07/2025/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |