Công điện 118/CĐ-TTg năm 2025 khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 233/NQ-CP về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo do Thủ tướng Chính phủ điện
Số hiệu | 118/CĐ-TTg |
Ngày ban hành | 22/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 22/07/2025 |
Loại văn bản | Công điện |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Hòa Bình |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/CĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2025 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC KHẨN TRƯƠNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 233/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỦ TRƯƠNG, PHƯƠNG HƯỚNG THÁO GỠ VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công
Thương, Xây dựng;
- Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Phú Thọ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, và Đắk Lắk;
- Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngày 10 tháng 12 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-CP về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và rất cần thiết để xử lý các tồn đọng trong nhiều năm qua (Nghị quyết số 233/NQ-CP). Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát kỹ các trường hợp khó khăn, vướng mắc của dự án điện năng lượng tái tạo, đề xuất các cấp thẩm quyền xử lý từng loại vướng mắc, đảm bảo không xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, không để lãng phí; Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 233/NQ-CP[1].
Trong quá trình triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan nghiêm túc, khẩn trương thực hiện[2]. Nghị quyết số 233/NQ-CP đã đi vào cuộc sống, tháo gỡ khó khăn của nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương; phần lớn các địa phương, bộ, ngành, cơ quan về cơ bản đã tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thành một số nhiệm vụ được giao nhưng còn nhiều nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành, tháo gỡ được khó khăn cho nền kinh tế như báo cáo của Bộ Công Thương; vẫn còn một số địa phương, bộ, ngành, cơ quan chưa làm hết trách nhiệm trong việc tháo gỡ khó khăn, cho các dự án[3].
Trên tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm; để tiếp tục thực hiệu quả Nghị quyết số 233/NQ-CP, sớm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, góp phần huy động nguồn lực cho nền kinh tế, giải quyết các vấn đề kiến nghị của doanh nghiệp và địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ liên quan cụ thể dưới đây, theo nguyên tắc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho dự án thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó phải giải quyết; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, nội dung, số liệu và tiến độ báo cáo, đề xuất:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý vướng mắc, khó khăn của các dự án điện gió/mặt trời chồng lấn quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan/khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia titan (liên quan đến tỉnh Bình Thuận trước đây) và các dự án chồng lấn quy hoạch phân vùng thăm dò, dự trữ, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit (liên quan đến tỉnh Đắk Nông trước đây); báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
b) Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý vướng mắc, khó khăn của các dự án (điện mặt trời Long Thành 1) chồng lấn lên quy hoạch vùng tưới Hồ chứa nước Ia Mơr; báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
c) Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố: Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh và Đắk Lắk (theo địa bàn hành chính sau sáp nhập), liên quan đến thủ tục quản lý đất đai của dự án điện gió và điện mặt trời được nêu tại Kết luận 1027/KL-TTCP: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý vướng mắc, khó khăn đối với các thủ tục liên quan đến đất đai (tăng diện tích sử dụng đất, thủ tục cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất) của các dự án (40 dự án) được nêu tên trong Kết luận 1027/KL-TTCP; báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
d) Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố: Đồng Nai, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ, Phú Thọ, Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk: Chỉ đạo tổ chức xác định đất để làm trang trại, nuôi trồng liên quan đến điện mặt trời mái nhà xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng theo nội dung tại Báo cáo số 345/BC-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Bộ Công Thương; báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
đ) Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý các vướng mắc về thống nhất giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng, báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
2. Về vướng mắc, khó khăn hưởng giá FIT của các dự án điện gió, điện mặt trời: Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 28 tháng 6 năm 2025, giao Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo rà soát, đề xuất, kiến nghị rõ phương án xử lý nêu tại văn bản số 729/BC-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2025 của Bộ Công Thương, trên cơ sở đó lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp, tiếp thu, báo cáo Chính phủ trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
3. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương rà soát, khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc liên quan đến chồng lấn quy hoạch/khu vực dự trữ khoáng sản, quy hoạch thủy lợi, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp... theo thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Bộ Công Thương đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện.
5. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc các địa phương, bộ, ngành cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
[1] Các Văn bản số 321/BC-BCT ngày 12 tháng 12 năm 2024, số 345/BC-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2025.
[2] Các Văn bản số 9511/VPCP-CN ngày 24 tháng 12 năm 2024, số 11/VPCP-CN ngày 01 tháng 01 năm 2025; các Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 10 tháng 3 năm 2025 và số 186/TB-VPCP ngày 17 tháng 4 năm 2025.
[3] (i) Về bổ sung quy hoạch: Bộ Công Thương đã hoàn thành nhiệm vụ được giao; (ii) về thủ tục liên quan đến đất đai: các tỉnh chưa giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền và nhiệm vụ tại NQ-233 gồm tỉnh Lâm Đồng (liên quan đến tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông trước đây), tỉnh Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh (liên quan đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tỉnh Đồng Nai (liên quan đến tỉnh Bình Phước trước đây), tỉnh Khánh Hòa (riêng tỉnh Ninh Thuận liên quan trước đây, ngày 26/6/2025 UBND tỉnh Ninh Thuận đã có báo cáo số 185/BC-UBND nêu đã hoàn thành việc khắc phục); (iii) Về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng: theo tổng hợp của EVN hiện có 13 dự án/phần dự án đã được công nhận COD nhưng chưa có văn bản chấp thuận kết quả kiểm tra nghiệm thu: các tỉnh liên quan gồm Lâm Đồng (liên quan đến tỉnh Bình Thuận trước đây), Quảng trị và Đồng Nai (liên quan đến tỉnh Bình Phước trước đây); (iv) Về vấn đề hưởng giá FIT: đến nay, EVN chưa có kết quả giải quyết theo tinh thần NQ-233; (v) về các dự án điện mặt trời mái nhà: trong đó có 21 tỉnh đã có báo cáo và nêu việc Giải quyết đến nay không còn vướng mắc, 14 tỉnh có báo cáo nhưng kết quả giải quyết chưa đầy đủ, chưa thực hiện theo đúng NQ-233 (với tỉnh Ninh Thuận đến ngày 28/6/2025 tại báo cáo số 1716/BC-SCT đã nêu khắc phục xong).
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/CĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2025 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC KHẨN TRƯƠNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 233/NQ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỦ TRƯƠNG, PHƯƠNG HƯỚNG THÁO GỠ VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công
Thương, Xây dựng;
- Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Phú Thọ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, và Đắk Lắk;
- Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngày 10 tháng 12 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 233/NQ-CP về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn và rất cần thiết để xử lý các tồn đọng trong nhiều năm qua (Nghị quyết số 233/NQ-CP). Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát kỹ các trường hợp khó khăn, vướng mắc của dự án điện năng lượng tái tạo, đề xuất các cấp thẩm quyền xử lý từng loại vướng mắc, đảm bảo không xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, không để lãng phí; Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 233/NQ-CP[1].
Trong quá trình triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có nhiều chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, cơ quan nghiêm túc, khẩn trương thực hiện[2]. Nghị quyết số 233/NQ-CP đã đi vào cuộc sống, tháo gỡ khó khăn của nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương; phần lớn các địa phương, bộ, ngành, cơ quan về cơ bản đã tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thành một số nhiệm vụ được giao nhưng còn nhiều nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thành, tháo gỡ được khó khăn cho nền kinh tế như báo cáo của Bộ Công Thương; vẫn còn một số địa phương, bộ, ngành, cơ quan chưa làm hết trách nhiệm trong việc tháo gỡ khó khăn, cho các dự án[3].
Trên tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không lãng phí, tham nhũng, lợi ích nhóm; để tiếp tục thực hiệu quả Nghị quyết số 233/NQ-CP, sớm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, góp phần huy động nguồn lực cho nền kinh tế, giải quyết các vấn đề kiến nghị của doanh nghiệp và địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ liên quan cụ thể dưới đây, theo nguyên tắc giải quyết khó khăn, vướng mắc cho dự án thuộc thẩm quyền của cơ quan, cấp, ngành, địa phương nào thì cơ quan, cấp, ngành, địa phương đó phải giải quyết; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, nội dung, số liệu và tiến độ báo cáo, đề xuất:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý vướng mắc, khó khăn của các dự án điện gió/mặt trời chồng lấn quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan/khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia titan (liên quan đến tỉnh Bình Thuận trước đây) và các dự án chồng lấn quy hoạch phân vùng thăm dò, dự trữ, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit (liên quan đến tỉnh Đắk Nông trước đây); báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
b) Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý vướng mắc, khó khăn của các dự án (điện mặt trời Long Thành 1) chồng lấn lên quy hoạch vùng tưới Hồ chứa nước Ia Mơr; báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
c) Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố: Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh và Đắk Lắk (theo địa bàn hành chính sau sáp nhập), liên quan đến thủ tục quản lý đất đai của dự án điện gió và điện mặt trời được nêu tại Kết luận 1027/KL-TTCP: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý vướng mắc, khó khăn đối với các thủ tục liên quan đến đất đai (tăng diện tích sử dụng đất, thủ tục cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất) của các dự án (40 dự án) được nêu tên trong Kết luận 1027/KL-TTCP; báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
d) Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố: Đồng Nai, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tp. Cần Thơ, Phú Thọ, Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk: Chỉ đạo tổ chức xác định đất để làm trang trại, nuôi trồng liên quan đến điện mặt trời mái nhà xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng theo nội dung tại Báo cáo số 345/BC-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2024 của Bộ Công Thương; báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
đ) Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Chỉ đạo thực hiện, hoàn thành xử lý các vướng mắc về thống nhất giá mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp với công suất lớn dưới mô hình đầu tư trang trại nuôi trồng, báo cáo kết quả hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
2. Về vướng mắc, khó khăn hưởng giá FIT của các dự án điện gió, điện mặt trời: Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Thông báo số 334/TB-VPCP ngày 28 tháng 6 năm 2025, giao Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo rà soát, đề xuất, kiến nghị rõ phương án xử lý nêu tại văn bản số 729/BC-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2025 của Bộ Công Thương, trên cơ sở đó lấy ý kiến các bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp, tiếp thu, báo cáo Chính phủ trước ngày 25 tháng 7 năm 2025.
3. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương rà soát, khẩn trương giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc liên quan đến chồng lấn quy hoạch/khu vực dự trữ khoáng sản, quy hoạch thủy lợi, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp... theo thẩm quyền, hoàn thành trước ngày 25 tháng 7 năm 2025; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
4. Bộ Công Thương đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện.
5. Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc các địa phương, bộ, ngành cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
[1] Các Văn bản số 321/BC-BCT ngày 12 tháng 12 năm 2024, số 345/BC-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2025.
[2] Các Văn bản số 9511/VPCP-CN ngày 24 tháng 12 năm 2024, số 11/VPCP-CN ngày 01 tháng 01 năm 2025; các Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 10 tháng 3 năm 2025 và số 186/TB-VPCP ngày 17 tháng 4 năm 2025.
[3] (i) Về bổ sung quy hoạch: Bộ Công Thương đã hoàn thành nhiệm vụ được giao; (ii) về thủ tục liên quan đến đất đai: các tỉnh chưa giải quyết dứt điểm theo thẩm quyền và nhiệm vụ tại NQ-233 gồm tỉnh Lâm Đồng (liên quan đến tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông trước đây), tỉnh Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh (liên quan đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), tỉnh Đồng Nai (liên quan đến tỉnh Bình Phước trước đây), tỉnh Khánh Hòa (riêng tỉnh Ninh Thuận liên quan trước đây, ngày 26/6/2025 UBND tỉnh Ninh Thuận đã có báo cáo số 185/BC-UBND nêu đã hoàn thành việc khắc phục); (iii) Về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng: theo tổng hợp của EVN hiện có 13 dự án/phần dự án đã được công nhận COD nhưng chưa có văn bản chấp thuận kết quả kiểm tra nghiệm thu: các tỉnh liên quan gồm Lâm Đồng (liên quan đến tỉnh Bình Thuận trước đây), Quảng trị và Đồng Nai (liên quan đến tỉnh Bình Phước trước đây); (iv) Về vấn đề hưởng giá FIT: đến nay, EVN chưa có kết quả giải quyết theo tinh thần NQ-233; (v) về các dự án điện mặt trời mái nhà: trong đó có 21 tỉnh đã có báo cáo và nêu việc Giải quyết đến nay không còn vướng mắc, 14 tỉnh có báo cáo nhưng kết quả giải quyết chưa đầy đủ, chưa thực hiện theo đúng NQ-233 (với tỉnh Ninh Thuận đến ngày 28/6/2025 tại báo cáo số 1716/BC-SCT đã nêu khắc phục xong).