Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 3589/KH-UBND năm 2020 phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025

Số hiệu 3589/KH-UBND
Ngày ban hành 14/08/2020
Ngày có hiệu lực 14/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lại Thanh Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3589/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 14 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2020-2025

Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025”; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP); bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng trong tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Từ 90% số xã, phường, thị trấn trở lên trong tỉnh không có bệnh DTLCP trong giai đoạn 2020 - 2025.

- Xây dựng thành công ít nhất 5 chuỗi sản xuất lợn, sản phẩm thịt lợn an toàn bệnh DTLCP, đáp ứng tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu lợn, sản phẩm thịt lợn.

- Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ (theo quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ) áp dụng các biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Công tác tập huấn, tuyên truyền

- Triển khai công tác tuyên truyền, tập huấn Luật chăn nuôi và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật chăn nuôi.

- Tuyên truyền, tập huấn trên diện rộng các nội dung: Chăn nuôi lợn an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; công tác phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh đến từng đối tượng cụ thể (người chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán lợn, cán bộ làm công tác thú y...).

- Tổ chức tuyên truyền chăn nuôi tái đàn lợn về nguyên tắc và các bước tái đàn lợn theo “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025” kèm theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tăng cường truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi… do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu lợn, sản phẩm lợn gây ra.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; xây dựng, in ấn tờ gấp, biển quảng cáo phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ, nơi hội họp ở cấp thôn, xã).

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương.

2. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

a. Khi chưa có dịch xảy ra

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn: Hướng dẫn thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt.

- Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ: Hướng dẫn thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có vi rút DTLCP. Khuyến khích áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn bằng hóa chất khử trùng tiêu chuẩn dùng trong thú y hoặc vôi bột (có độ pH ≥12) hoặc; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Trung ương phát động. Ngoài ra căn cứ tình hình thực tế, các các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi.

b. Khi xảy ra dịch

- Tại ổ dịch (xã, phường có dịch) và vùng bị dịch uy hiếp (các xã, phường tiếp giáp với ổ dịch): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo.

- Vùng đệm (các xã, phường tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp): Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.

3. Giám sát dịch bệnh

a. Giám sát chủ động

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...