Youtuber quay và chỉ trích cô gái đến nhận gạo có thể bị phạt đến 20 triệu và bị khởi kiện ra Tòa
Những ngày qua cộng đồng mạng đang xôn xao về việc một youtuber quay và chỉ trích một cô gái đến nhận gạo tại “ATM gạo” tại TP. Hồ Chí Minh. Sự việc gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng mạng. Vậy dưới góc nhìn pháp lý, sẽ có những vấn đề gì phát sinh, mời quý vị độc giả cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.
Thứ nhất, việc quay hình ảnh rõ mặt cô gái đến nhận gạo mà không co sự đồng ý của cô gái đó là vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác phải nhận được sự đồng ý của người đó. Trừ trường hợp sử dụng hình ảnh vì mục đích có lợi cho cộng đồng, quốc gia… hoặc hình ảnh từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Việc cô gái đến nhận gạo tại “ATM gạo” không phải là hoạt động công cộng như hội nghị, biểu diễn nghệ thuật… Và theo như nội dung video thì người quay cũng không có sự đồng thuận nào từ cô gái. Chính vì vậy, việc sử dụng hình ảnh của cô gái là trái với Luật định.
Thứ hai, Youtuber kể trên có thể bị phạt đến 20 triệu đồng
Nghị định 15/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/4/2020 về xử phạt các hành vi liên quan đến internet, bưu chính, viễn thông, vô tuyến điện… là văn bản được nhiều người quan tâm gần đây.
Trong đó có quy định “Đăng ảnh người khác lên facebook sẽ bị xử phạt 20 triệu đồng” mà nhiều nơi có đề cập và gây hiểu lầm, trước đây NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT cũng đã có bài viết giải thích và đính chính cách hiểu của quy định này, quý vị độc giả có thể tham khảo lại dưới đây:
Không phải mọi trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh của người khác đều bị xử phạt
Theo quy định tại Nghị định này, căn cứ vào Điểm e Khoản 3 Điều 102, thì youtuber kể trên có thể sẽ bị xử phạt với hành vi vi phạm của mình, mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng về việc sư dụng hình ảnh của người khác mà không có sự đồng thuận.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: … e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; … |
Thứ ba, cô gái trong clip có thể khởi kiện yêu cầu youtuber bồi thường thiệt hại
Việc sử dụng hình ảnh của người khác, gây thiệt hại về tinh thần, ở đây cô gái áo đen trong clip nếu chứng minh được sự tổn thương về tinh thần, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mình bằng những thiệt hại cụ thể. Nếu có đủ căn cứ, có thể khởi kiện yêu cầu youtuber yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
Việc thiệt hại về danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm được xác định bởi:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ví dụ như vì clip này mà cô gái bị sa thải công việc đang làm, hoặc không tìm được việc làm, bị mất đi thu nhập... thì toàn bộ những thiệt hại này khi chứng minh được thì người gây ra thiệt hại bởi hành vi vi phạm pháp luật phải có trách nhiệm bồi thường.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước