Vốn điều lệ là gì? Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp được quy định ra sao?
Tôi có thắc mắc là với các loại hình doanh nghiệp theo quy định hiện nay thì việc tăng giảm vốn điều lệ được thực hiện trong những trường hợp nào? Câu hỏi của chị Thanh Hiền đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vốn điều lệ là gì?
- Tăng, giảm vốn điều lệ tại công ty TNHH được quy định thế nào?
- (1) Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
- (2) Công ty TNHH một thành viên:
- Việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần được thực hiện trong trường hợp nào?
- Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ tại công ty hợp danh được quy định ra sao?
Vốn điều lệ là gì?
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích về vốn điều lệ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
30. Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
31. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
32. Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
33. Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Theo đó, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ là gì? Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Tăng, giảm vốn điều lệ tại công ty TNHH được quy định thế nào?
(1) Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Theo khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Dẫn chiếu đến Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên. Cụ thể, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ theo 02 cách:
(1) Tăng vốn góp của thành viên;
(2) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
Cũng theo quy định này, việc giảm vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
(2) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020;
(3) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.
(2) Công ty TNHH một thành viên:
Tại khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Dẫn chiếu đến Điều 78 Luật doanh nghiệp có quy định về các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH MTV như sau:
(1) Tăng vốn điều lệ:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
(2) Giảm vốn điều lệ:
- Công ty TNHH MTV giảm vốn điều lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Việc tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần được thực hiện trong trường hợp nào?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể được hiểu là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Dẫn chiếu đến khoản 1, 2 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020 có nêu vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể tăng bằng việc chào bán cổ phần, cụ thể thông qua các hình thức sau:
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào bán cổ phần ra công chúng.
Việc giảm điều lệ công ty cổ phần được quy định tại khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ tại công ty hợp danh được quy định ra sao?
Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.
- Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
- Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Tags:
vốn điều lệ công ty hợp danh công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công ty hợp danh-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước