Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu và thời gian thử việc có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Cử nhân luật mới ra trường thử việc có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động không? Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì soạn hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung gì? Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu? Thắc mắc đến từ bạn Thanh Hồng ở Phú Quốc.
- Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu?
- Thời gian thử việc khi tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
- Cử nhân luật mới ra trường thử việc có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động không?
- Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì soạn hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung gì?
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu?
Thời gian thử việc khi tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể:
“Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo đó, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, cử nhân luật mới ra trường đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn đại học, thì thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng thời gian thử việc tối đa không quá 60 ngày và chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.
Đối với các công việc yêu cầu trình độ khác thì thời gian thử việc sẽ ít hơn theo như các quy định trên.
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu và thời gian thử việc có được tính số ngày nghỉ hằng năm không? (Hình từ Internet)
Cử nhân luật mới ra trường thử việc có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
“Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”
Theo đó, nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc thì mới được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm theo quy định pháp luật.
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì soạn hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung gì?
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì soạn hợp đồng thử việc bao gồm những nội dung theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung hợp đồng thử việc bao gồm:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng.
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cử nhân luật.
- Công việc và địa điểm làm việc
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
- Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Tags:
tuyển dụng cử nhân luật tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thử việc cử nhân luật cử nhân luật mới ra trường thời gian thử việc hợp đồng thử việc hợp đồng lao động-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước