Từ vụ diễn viên HA đến chuyện gây tai nạn vì mở cửa xe ô tô phải chịu trách nhiệm gì?

Mở cửa xe ô tô không quan sát là một tình huống rất nguy hiểm. Thiệt hại, tai nạn xảy ra là vô cùng nghiêm trọng hậu quả có thể dẫn đến chết người không riêng gì cho xe mô tô, xe máy mà còn nhiều xe phía sau. Từ vụ diễn viên HA đến chuyện gây tai nạn vì mở cửa xe ô tô phải chịu trách nhiệm gì?

Tóm tắt vụ việc

Trong đêm 17/2, tâm điểm của mạng xã hội chính là vụ việc nam diễn viên HA bị tố gây tai nạn vì mở cửa xe trúng người lái xe máy đi đường. Nhân vật có tên Facebook là M.H chia sẻ clip camera và đoạn tin nhắn cho thấy tai nạn xảy ra vào mùng 4 Tết (tức 16/2 theo lịch dương) trên đường Tràng Thi. Theo lời M.H, nam diễn viên HA bất ngờ mở cửa xe hơi, khiến xe máy của em trai mình đi phía sau bị ngã, người ngồi đằng sau gặp tai nạn gãy răng. Sự việc dần trở nên căng thẳng khi nam diễn viên “lật mặt” từ chối bồi thường.

Khoan nói về vấn đề tính đúng sai của các nhân vật trong sự việc trên. Bài viết tập trung phân tích hành vi mở cửa xe ô tô khi chưa đảm bảo điều kiện an toàn gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm gì?

Pháp luật quy định

Mở cửa xe ô tô không quan sát là một tình huống rất nguy hiểm. Thiệt hại, tai nạn xảy ra là vô cùng nghiêm trọng hậu quả có thể dẫn đến chết người không riêng gì cho xe mô tô, xe máy mà còn nhiều xe phía sau. Hành động nhỏ nhưng sẽ kéo theo chuỗi tai nạn liên hoàn vì người tham gia giao thông nằm ở thế bị động không kịp phản ứng và sẽ bị đâm liên tiếp vào nhau.

Tại khoản 3 điều 18 luật giao thông đường bộ năm 2018, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau: Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Vậy nên việc mở cửa xe đột ngột gây tai nạn thuộc về lỗi của tài xế xe ô tô và đương nhiên tài xế sẽ chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người mở cửa xe gây tai nạn sẽ phải bị xử phạt hành chính hoặc nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Điểm g, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ: Nếu việc mở cửa xe mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính về lỗi “mở cửa xe, để cửa xe mở không đảm bảo an toàn” mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì người gây ra tại nạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể là bồi thường thiệt hại:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chứa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 260 Bộ luật hình sự hiện hành quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cụ thể như sau:

Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp theo khoản 1 điều 260 BLHS hiện hành thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02/ 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%/ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Hình phạt tù có thể tăng lên từ 03 – 10 năm tù nếu xét thấy có thêm các lỗi như sau:

Không có giấy phép lái xe theo quy định;

Sử dụng rượu bia, hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng chất kích thích pháp luật cấm sử dụng.

Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

Làm chết 02 người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02/ 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của 03 người này từ 122% đến 200%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Ngoài ra nếu vi phạm trong một số trường hợp cụ thể luật định thì hình phạt tù phải đối diện là từ 07 năm đến 15 năm

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là một số hình thức xử lý cũng như trách nhiệm người gây tạn với nội dung mở cửa xe ô tô không đảm bảo an toàn gây ra tai nạn giao thông. Tùy trường hợp mà hình thức xử lý sẽ khác nhau từ viễ xử lý hành chính cho đến xử lý hình sự dựa vào mức độ mà hậu quả tác hại xảy ra khi mở cửa.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.594 
Việc làm mới nhất