Trưởng phòng pháp chế và bảng mô tả công việc chi tiết
Pháp chế là phòng ban quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp, công ty. Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu phòng ban có thẩm quyền cao nhất trong việc giải quyết xử lý các vấn đề liên quan pháp luật. Dưới đây là bảng mô tả công việc chi tiết của vị trí Trưởng phòng pháp chế.
Trưởng phòng pháp chế là gì?
Trưởng phòng pháp chế là người quản lý, giám sát bộ phận pháp chế, xử lý và bao quát tất cả các công việc như chuẩn bị thoả thuận, tài liệu pháp lý để đảm bảo an toàn pháp lý cho tổ chức, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi được yêu cầu, xử lý các vụ kiện tranh chấp (nếu có), đảm bảo nhân viên công ty tuân thủ quy định nội bộ và luật pháp,...
Công việc chính của Trưởng phòng pháp chế
Soạn thảo, xem xét và thẩm định tính hợp pháp, pháp lý của các văn bản, hợp đồng,... ký kết của Công ty.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của Công ty.
Tham gia cố vấn, hỗ trợ về pháp luật cho Ban giám đốc. Quản lý, đào tạo, huấn luyện các cấp nhân viên trong phòng.
Trực tiếp làm việc với các cơ quan pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật.
Thay mặt Công ty để tiến hành các thủ tục pháp lý trong quá trình khiếu nại, tranh chấp và các tố tụng pháp lý có liên quan.
Tham gia cố vấn, hỗ trợ về pháp luật cho Ban giám đốc.
Quản lý, đào tạo, huấn luyện các cấp nhân viên trong phòng.
Trực tiếp báo cáo với Ban Tổng Giám đốc những công việc liên quan.
Các nhiệm vụ pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Công ty.
Cập nhật kịp thời và chính xác các văn bản Pháp luật, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu.
Yêu cầu công việc đối với vị trí Trưởng phòng pháp chế
Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Luật, ưu tiên ứng viên có chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Có kiến thức và kinh nghiệm về các hoạt động của pháp chế của doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và kỹ năng đàm phán.
Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Chủ động/ chịu được áp lực công việc.
Khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, trung thực, tỉ mỉ.
Chức năng của Phòng pháp chế trong doanh nghiệp
Giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của công ty
Giảm thiểu rủi ro, khó khăn khi công ty “va chạm” các vấn đề pháp lý
Giúp bộ máy công ty vận hành đúng tính chất đúng luật pháp.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước