Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn không?
Cho hỏi: Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn hay không? Khi tham gia Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chức danh này có quyền biểu quyết không? câu hỏi của anh Hải (Nam Định).
Thành viên Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm những ai?
Theo Điều 62 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Ban Giải quyết khiếu nại
1. Ban Giải quyết khiếu nại thực hiện chức năng xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết tranh chấp về bóng đá, quyết định liên quan đến bầu cử của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Các thành viên của Ban Giải quyết khiếu nại do BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) phó Trưởng Ban và 03 (ba) ủy viên. Ban Giải quyết khiếu nại có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giải quyết khiếu nại được quy định trong Quy chế hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại và Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Quyết định của Ban được thông qua khi có ít nhất 03 (ba) thành viên tham dự hoặc Trưởng ban tự quyết định.
3. Ban Giải quyết khiếu nại hoạt động độc lập, tuân theo Điều lệ này, Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy chế hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại và các quy định khác có liên quan khi xem xét giải quyết khiếu nại.
Theo đó, thành viên của Ban Giải quyết khiếu nại do BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm:
- 01 (một) Trưởng Ban;
- 01 (một) phó Trưởng Ban và 03 (ba) ủy viên.
Cũng theo quy định này thì Ban Giải quyết khiếu nại phải có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.
Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn không? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại khi tham gia Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có quyền biểu quyết không?
Căn cứ Điều 24 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Đại biểu và quyền biểu quyết
...
3. Mỗi đại diện của thành viên có quyền biểu quyết và số lượng phiếu bầu bằng nhau trong Đại hội. Chỉ có đại biểu đại diện cho mỗi thành viên có quyền biểu quyết và bỏ phiếu có mặt tại Đại hội mới được quyền biểu quyết và bỏ phiếu. Không được bỏ phiếu thay hoặc bỏ phiếu qua thư.
4. BCH và Tổng thư ký tham dự Đại hội nhưng không có quyền biểu quyết. Trong suốt nhiệm kỳ, các ủy viên BCH không được quyền đại diện cho các thành viên để biểu quyết tại Đại hội.
5. BCH đương nhiệm có trách nhiệm mời các cá nhân được các thành viên đề cử vào ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tham dự Đại hội (các cá nhân này không phải là đại biểu đại diện của thành viên nên không có quyền biểu quyết tại Đại hội).
6. BCH đương nhiệm có quyền mời một hoặc nhiều cá nhân có đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bóng đá Việt Nam và các đại biểu khác tham dự Đại hội với tư cách khách mời. Các khách mời không có quyền biểu quyết.
7. Trưởng Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Kỷ luật và Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại được mời tham dự Đại hội nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại khi tham gia Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam KHÔNG có quyền biểu quyết.
Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn?
Theo Điều 35 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 quy định như sau:
Ban Chấp hành
1. BCH là cơ quan quản lý, lãnh đạo, giám sát và tổ chức hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội.
2. BCH gồm 17 (mười bảy) ủy viên trong đó có: 01 (một) Chủ tịch, 03 (ba) Phó Chủ tịch và 13 (mười ba) ủy viên.
3. Các ủy viên BCH, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Đại hội bầu. Mỗi ứng cử viên phải được ít nhất hai thành viên đề cử bằng văn bản.
4. Nhiệm kỳ của các ủy viên BCH, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch là 04 (bốn) năm. Những người này được tái cử các nhiệm kỳ tiếp theo.
5. Ủy viên BCH phải là công dân Việt Nam từ 25 (hai mươi lăm) tuổi trở lên, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc; hiểu biết và có kinh nghiệm trong hoạt động bóng đá hoặc hoạt động thể thao chuyên nghiệp; có năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành; tự nguyện và có khả năng bố trí thời gian để tham gia các hoạt động của BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; được các tổ chức thành viên tín nhiệm; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành kỷ luật, án phạt.
6. Ủy viên BCH không được là thành viên của Ban Kiểm tra, Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại và Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB.
7. Ủy viên BCH vắng mặt trong 03 (ba) cuộc họp BCH liên tiếp mà không có lý do chính đáng sẽ bị tạm thời miễn nhiệm khỏi BCH. Quyết định miễn nhiệm sẽ do Đại hội quyết định theo Điều 39 của Điều lệ này.
8. Ủy viên BCH muốn ra khỏi BCH phải nộp đơn cho BCH, BCH sẽ xem xét tạm thời miễn nhiệm đối với ủy viên đó, người đó phải bàn giao lại toàn bộ công việc, các nguồn tài chính và cơ sở vật chất do mình chịu trách nhiệm quản lý cho một cá nhân được BCH chỉ định.
9. Nếu một vị trí trong BCH bị khuyết, BCH phân công người đảm nhiệm công việc của vị trí đó đến kỳ Đại hội tiếp theo bầu người thay thế đến khi hết nhiệm kỳ hiện tại.
10. Nếu có 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên BCH bị bỏ trống thì số ủy viên BCH còn lại sẽ triệu tập Đại hội bất thường trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày số ủy viên BCH bị bỏ trống nhằm bầu những người thay thế.
Theo quy định trên, Ủy viên BCH liên đoàn không được là thành viên của Ban Kiểm tra, Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại và Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB.
Do đó, Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam KHÔNG thể trở thành Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn
Tags:
trưởng ban giải quyết khiếu nại bóng đá giải quyết khiếu nại ủy viên quyền biểu quyết ban chấp hành-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 5 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước