Trợ lý kiểm toán là gì? Công việc và kỹ năng cần phải có của Trợ lý kiểm toán
Trợ lý kiểm toán viên là những người cùng tham gia nhóm kiểm toán nhưng chưa có Chứng chỉ kiểm toán viên. Công việc chính của họ sẽ được các Kiểm toán viên giao phó và sắp xếp phân công.
Trợ lý kiểm toán là gì?
Trợ lý kiểm toán viên là những người có nhiệm vụ hỗ trợ đội ngũ Kiểm toán viên trong xuyên suốt quá trình làm việc. Công việc chính của họ sẽ được các Kiểm toán viên giao phó và sắp xếp phân công.
Hình từ Internet
Những việc mà Trợ lý kiểm toán phải làm
Trợ lý kiểm toán vẫn sẽ phụ trách các công việc liên quan đến chuyên môn như báo cáo tài chính, tình hình tổ chức tài chính của một doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty…., xác minh những dữ liệu, thông tin, kết quả tài chính mà kế toán đã xử lý. Tuy nhiên họ không có quyền được đưa ra quyết định cuối cùng nếu như không có sự đồng ý của Kiểm toán viên. Các công việc họ phụ trách cụ thể như sau:
- Giúp kiểm toán kiểm tra những chứng từ, tài liệu báo cáo tài chính.
- Hỗ trợ làm đánh giá về tính đúng đắn cũng như các quy chuẩn hợp lý nhất về các thông tin tài chính, kế toán.
- Cùng kiểm toán tư vấn cho lãnh đạo, người quản lý những sai phạm trong việc xử lý thông tin tài chính, tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
- Xây dựng ý kiến để kiểm toán viên tạo ra những chương trình kiểm toán: quy trình kiểm toán, xác định số lượng và thứ tự các bước thực hiện hoạt động kiểm toán.
- Thu thập những thông tin bằng các phương pháp kiểm toán gồm: kiểm toán đối chiếu trực tiếp, cân đối, đối chiếu logic, điều tra,…
- Phân tích các số liệu trong các báo cáo tài chính để xác định sai phạm, vấn đề chưa hợp lý, thiếu minh bạch,… để làm bằng chứng xử lý sai phạm khi quá trình kiểm toán kết thúc.
- Làm báo cáo sau quá trình làm việc thường kì để kiểm toán viên đánh giá, xem xét và đưa ra những kết luận cuối cùng.
Những kỹ năng cần có của một Trợ lý kiểm toán
Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Công việc kiểm toán là một công việc khó cần phải đòi hỏi độ chính xác cao. Người làm kiểm toán dù là trợ lý hay Kiểm toán viên thì đều cần phải có thời gian rà soát, phân tích và kiểm tra. Với yêu cầu chính xác tuyệt đối trong công việc như vậy thì vị trí việc làm này không thể thực hiện độc lập mà cần phải có sự góp sức của cả một nhóm người có chuyên môn.
- Một trong những yếu tố và kỹ năng cần thiết mà công việc này đòi hỏi đó là khả năng phối hợp, làm việc nhóm tốt. Các Trợ lý kiểm toán phải phối hợp ăn ý với đồng nghiệp của mình trong công việc, cùng nhau thực hiện các bước quy trình kiểm toán để đảm bảo tiến độ công việc. Trong nhóm làm việc quyết định của Kiểm toán viên vẫn là quan trọng nhất.
Kỹ năng tư duy logic
- Đặc thù của công việc kiểm toán đòi hỏi tính khoa học logic rất cao, vậy nên để có thể làm tốt công việc trợ lý cho kiểm toán viên bạn cần phải rèn luyện được cho bản thân mình tư duy logic. Mỗi một việc làm, hành động, hay một vấn đề đều có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Tùy vào cách giải quyết bạn sẽ có được những kết quả tương ứng.
- Do vậy, một người trợ lý cần phải không ngừng rèn luyện bản thân mình, rèn luyện cách tư duy trong công việc. Từ đó, bạn mới có thể hỗ trợ tốt nhất cho kiểm toán viên khi thực hiện quy trình kiểm toán.
Kỹ năng phân tích, vận dụng luật chuyên ngành
- Khi học các ngành kế toán, kiểm toán trong môi trường đào tạo chính quy chuyên nghiệp, bạn sẽ được dạy đầy đủ các kiến thức chuyên môn. Khác với nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác tất cả các kiến thức chuyên ngành nghề kiểm toán đều có thể ứng dụng vào công việc thực tế. Công việc kiểm toán cũng đòi hỏi tính chuyên môn rất cao.
- Công việc này đòi hỏi những kiểm toán viên cũng như các trợ lý của họ phải có kiến thức sâu rộng về các quy tắc ứng xư, áp dụng luật chuyên ngành trong nghề. Nếu không thực sự am hiểu về những kiến thức đó thì bạn sẽ rất khó có thể phát hiện ra những sai trái, sự thiếu minh bạch. Chưa kể pháp luật thay đổi và toàn diện theo sự phát triển của xã hội nên việc cập nhật luật am hiểu luật sẽ giúp các Trợ lý kiểm toán làm việc hiệu quả và có thể tìm ra biện pháp khắc phục triệt để nếu có sự cố xảy ra.
Biết lắng nghe, hay học hỏi
- Đối với một trợ lý việc biết lắng nghe và ham học hỏi sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong công việc. Với vị trí trợ lý này, bạn sẽ không phải mãi mãi chỉ ngồi tại chức vụ đó. Khác với trợ lý của các lĩnh vực khác, đối với nghề kiểm toán thì trợ lý là vị trí học việc đối với những bạn trẻ mới ra trường hoặc sắp tốt nghiệp ra trường học hỏi kỹ năng nghề nghiệp.
- Vậy nên, khi đứng ở tư cách trợ lý, bạn sẽ cần phải tận dụng lợi thế đó để học thêm những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Nếu là sinh viên sắp tốt nghiệp ngành kế toán kiểm toán có thể lựa chọn làm thực tập cũng rất tốt.
Trên đây là những chia sẻ về vị trí công việc Trợ lý kiểm toán, hi vọng bài viết giúp ích cho những bạn quan tâm đến vị trí việc làm này.
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 10 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước