Trình độ chuyên môn là gì? Hướng dẫn ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc?
Trình độ chuyên môn là gì? Hướng dẫn ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc? Hồ sơ xin việc có cần công chứng, chứng thực hay không?
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn hay professional qualification chính là kiến thức, sự hiểu biết và năng lực của một người trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Để được công nhận về trình độ chuyên môn, một người phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài ở trường, lớp hoặc tổ chức giáo dục được cấp phép.
Cụ thể, các bậc trình độ chuyên môn hiện nay được phân loại như sau:
(1) Trình độ sơ cấp
Trình độ này dành cho các chương trình học tập và đào tạo trong thời gian ngắn, với hình thức học kiến thức song song với thực hành.
Các khóa đào tạo giúp đạt trình độ sơ cấp thường áp dụng đối với các ngành nghề về kỹ thuật trong các trường dạy nghề.
(2) Trình độ trung cấp
Trình độ trung cấp dành cho những người đã hoàn thành xong chương trình giáo dục bậc trung học phổ thông và cả trung học cơ sở, sau đó mới có thể học tiếp trung cấp.
Thời gian học trung cấp sẽ kéo dài từ 02 đến 04 năm, tùy theo việc người đó đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông.
Với trình độ trung cấp, một người sẽ có những kiến thức chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể, đủ để làm việc một cách độc lập.
(3) Trình độ cao đẳng
Chương trình cao đẳng chỉ áp dụng cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và thời gian học kéo dài 03 năm. Với chương trình học cao đẳng, người học sẽ được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn về một ngành nghề cụ thể.
Với trình độ cao đẳng, một người có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề mang tính phức tạp. Họ có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm và có đủ năng lực với các vị trí quản lý.
(4) Trình độ đại học
Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu với kiến thức lớn và toàn diện hơn, cùng nhiều kỹ năng hỗ trợ cho công việc.
Thời gian đào tạo chương trình đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành thời gian đào tạo trong 04 năm, nhưng có những ngành thời gian đào tạo đến 06 năm.
(5) Trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ
Chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ được áp dụng đối với những người đã tốt nghiệp đại học. Họ có nhu cầu nâng cao hơn các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp hoặc nguyện vọng tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn.
*Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Trình độ chuyên môn là gì? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc?
Mục tiêu của việc ghi trình độ chuyên môn trong CV là để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Dưới đây là hướng dẫn ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc:
- Phần trình độ chuyên môn nên được đặt ở vị trí nổi bật trong CV, thường là sau phần Thông tin cá nhân hoặc Mục tiêu nghề nghiệp.
+ Sắp xếp trình độ học vấn theo thứ tự giảm dần về thời gian, bắt đầu từ trình độ cao nhất.
Đối với mỗi trình độ học vấn, hãy ghi:
Tên bằng cấp hoặc chứng chỉ: Ví dụ: Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Chứng chỉ Kế toán Quốc tế.
Tên trường đại học/cơ sở đào tạo: Ví dụ: Đại học Ngoại thương, Học viện Kế toán và Tài chính.
Năm tốt nghiệp: Ví dụ: 2020.
Chuyên ngành (nếu có): Ví dụ: Marketing, Tài chính.
Có thể bổ sung thêm một số thông tin khác như:
Điểm trung bình: Chỉ nên ghi nếu điểm trung bình cao hoặc có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Giải thưởng học tập: Ví dụ: Học bổng sinh viên xuất sắc, Giải thưởng khoa học sinh viên.
Các hoạt động ngoại khóa liên quan: Ví dụ: Tham gia câu lạc bộ khởi nghiệp, Hội sinh viên.
Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.
Chú ý trình bày CV một cách gọn gàng, khoa học và đẹp mắt.
Ví dụ:
Trình độ chuyên môn
2020 - Cử nhân Quản trị Kinh doanh
Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành: Marketing
Điểm trung bình: 3.8/4.0
Giải thưởng: Học bổng sinh viên xuất sắc
2018 - Chứng chỉ Kế toán Quốc tế
Học viện Kế toán và Tài chính
Lưu ý:
Nên tuỳ chỉnh phần trình độ chuyên môn cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển. Chú trọng những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Nên sử dụng từ khóa trong phần trình độ chuyên môn để CV dễ dàng được tìm thấy bởi hệ thống tuyển dụng tự động.
Kiểm tra kỹ lưỡng CV trước khi nộp để đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật: Tải về
Hồ sơ xin việc có cần công chứng, chứng thực hay không?
Công chứng được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Đồng thời, căn cứ theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định đối với tờ khai lý lịch cá nhân sẽ thực hiện việc chứng thực chữ ký.
Ngoài ra, hiện nay pháp luật không có quy định sơ yếu lý lịch phải chứng thực. Tuy nhiên, thông thường khi doanh nghiệp tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên chứng thực một số loại giấy tờ sau trong hồ sơ xin việc:
- Sơ yếu lý lịch;
- Bản photo chứng minh nhân dân/căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);
- Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);
- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).
-
Công việc của Chuyên viên về hành chính văn phòng trong cơ quan hành chính nhà nước?
Cập nhật 9 tháng trước -
Số lượng báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành tối thiểu là bao nhiêu và do ai quyết định?
Cập nhật 1 năm trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước