Trả lời cho câu hỏi: “Mục tiêu nghề nghiệp 05 năm tới của bạn là gì?”
Trong các buổi xin việc nhà tuyển dụng thường hay hỏi khó ứng viên bằng nhiều câu hỏi mang tính tư duy cao. Trong đó có câu: “Mục tiêu nghề nghiệp 05 năm tới của bạn là gì?” Dụng ý của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này nhằm đánh kỹ năng của bạn vậy phải trả lời sao cho hợp lý lại ghi điểm tuyệt đối xin mời bạn đọc bài chia sẻ dưới đây.
Có một sự thật rằng, bạn sẽ không thể nào trả lời chính xác được 05 năm tới bạn sẽ làm gì, trở thành người như thế nào, vị trí ra sao vì tất cả đều nằm ở thì tương lai. Vì thế, bạn không cần thiết phải trả lời câu hỏi này một cách quá cứng ngắt hay quá lo lắng khi nhận dạng câu hỏi này
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi
Trên thực tế, việc họ quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới bởi vì họ muốn biết “động cơ” gì khiến bạn ứng tuyển vào công ty của họ? đồng thời từ cái kế hoạch 5 năm đó, họ cũng muốn biết xem bạn có phải là một người năng động hay không, và quan trọng nhất là liệu bạn có ý định làm việc lâu dài sau khi bạn làm việc ở công ty họ hãy không?
Để có thể dễ dàng hơn trong việc trả lời câu hỏi này, bạn có thể thay đổi cách hiểu về câu hỏi đó theo một cách khác ví dụ như:
“Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì?”
“Vị trí lý tưởng mà bạn muốn theo đuổi là gì?”
“Bạn đang tìm kiếm điều gì trong vòng 5 năm tới?”
“Bạn định nghĩa như thế nào về thành công”
“Điều gì là quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn”
Ngày nay, trong một thị trường việc làm cạnh tranh đến như vậy, nhà tuyển dụng có xu hướng “bới lông tìm vết” các lỗi sai của các ứng viên nhằm tìm ra được ứng viên phù hợp nhất trong số các hàng trăm ứng cử viên tham gia tìm việc.
Chính vì thế, khi gặp câu hỏi về mục tiêu dài hạn kiểu này, nguy cơ bị đánh trượt là rất cao, nếu trong câu trả lời của bạn đề cập đến quá nhiều nghề hay lĩnh vực khác mà bạn sẽ theo đuổi ở tương lai. Thì khi đó, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không thực sự đam mê với vị trí mà bạn ứng tuyển, hay bạn chỉ coi công việc này như một công việc tạm thời. Để rồi một khi bạn đã tìm thấy công việc tốt hơn, bạn sẵn sàng nhảy việc, và có thể dễ dàng từ bỏ công việc hiện tại. Nếu là như vậy, bao nhiêu công sức đào tạo, huấn luyến của công ty dành cho bạn đều bị lãng phí sử dụng cho một công ty khác.
Do đó, sự cam kết, thái độ làm việc chăm chỉ và có kế hoạch rõ ràng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này là điều mà hầu hết nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Cách thức trả lời
Đưa ra những câu trả lời chung chung
Những câu trả lời chung chung theo kiểu như: “em có dự định muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng (nếu như bạn ứng tuyển về sales), “một nhân viên xuất sắc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, …” mặc dù không được đánh giá cao vì không cụ thể, thế nhưng nếu bạn không thực sự nắm rõ về định hướng nghề nghiệp tương lai thì những câu trả lời theo kiểu đó cũng tạm chấp nhận được.
Nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn trong công việc
Như đã đề cập ở trên, nhà tuyển dụng sẽ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian để huấn luyện bạn phù hợp cho vị trí ứng tuyển này. Vì thế hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn kiểu như: ” Có ước muốn được gắn bó và làm việc lâu dài với công ty, bởi vì tính cách không thích nhảy việc nhiều”, hay bạn cũng có thể nói rằng: “Tôi có đam mê được làm việc và công hiến sức mình trong lĩnh vực này, chính vì thế, tôi muốn trở thành một nhân viên lòng cốt trong công ty sau 5 năm tới”.
Thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết của bạn đối với công việc
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có hứng thú với công việc đó như thế nào. Tại sao bạn muốn công việc đó là công việc tiếp theo của bạn. Bạn da diết muốn làm ở vị trí đó ngay lúc này. Bạn có nói: ” Đây là vị trí mà tôi vẫn ấp ủ tìm kiếm, bời vì tôi vốn có ước mơ được trở thành ABCXYZ, có kiến thức chuyên sâu trong việc CDEKG, …. v.v. Tôi muốn thực hiện ước mơ đó trong vòng 5 năm tới , và công việc này giúp tôi thực hiện được đam mê đó, chính vì vậy, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu có cơ hội được nhận vào làm tại đây”.
Việc trả lời thành thạo chuyên nghiệp các câu hỏi từ nhà tuyển dụng giúp bạn có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn trong công cuộc đi tìm công việc mơ ước.
-
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Nếu sếp làm sai, bạn phải làm gì?
Cập nhật 2 tháng trước -
Vì sao Nhà tuyển dụng luôn hỏi kỹ lý lịch, gia đình và ứng viên
Cập nhật 2 năm trước -
Top 05 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vào các công ty Luật
Cập nhật 2 năm trước -
“Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?” – Câu hỏi thường được hầu hết các nhà tuyển dụng hỏi khi phỏng vấn và cách trả lời hiệu quả nhất
Cập nhật 2 tháng trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 3 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 2 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 2 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 2 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 8 ngày trước