Tra cứu mã số sổ hộ khẩu online như thế nào? Các loại giấy tờ nào có giá trị chứng minh thông tin về cư trú khi đã bỏ sổ hộ khẩu?
Tôi muốn hỏi hiện nay khi đã loại bỏ sổ hộ khẩu thì các loại giấy tờ nào có giá trị chứng minh thông tin về cư trú? Nếu được hãy hướng dẫn giúp tôi về việc tra cứu mã số sổ hộ khẩu online? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. (Thanh Linh - Long An)
Các loại giấy tờ nào có giá trị chứng minh thông tin về cư trú khi đã bỏ sổ hộ khẩu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công quy định dùng một trong các loại giấy tờ sau đây để thay thế sổ hộ khẩu:
“Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
...
4. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.”
Theo đó, các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm:
- Thẻ Căn cước công dân,
- Chứng minh nhân dân,
- Giấy xác nhận thông tin về cư trú,
- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hướng dẫn tra cứu mã số sổ hộ khẩu online được pháp luật quy định như thế nào?
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại đường link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx.
Bước 2: Kéo xuống dưới và chọn Tra cứu trực tuyến
Bước 3: Chọn Tra cứu mã số Bảo hiểm xã hội bên góc phải
Bước 4: Điền thông tin
- Điền các thông tin bắt buộc: Họ và tên, Tỉnh/thành phố;
- Điền 1 trong 3 thông tin sau: CMND/CCCD/Hộ chiếu; Ngày sinh; Mã số Bảo hiểm xã hội.
Sau khi điền thông tin, chọn xác nhận “Tôi không phải là người máy”.
Bước 5: Hiển thị và xem kết quả.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng phương thức nào?
Tại Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
“Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
1. Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
2. Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
a) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
c) Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
d) Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
…”
Như vậy, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:
- Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;
- Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;
- Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
-
Từ ngày 1/1/2023 chính thức bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, sử dụng giấy tờ nào để thay thế?
Cập nhật 2 năm trước -
Khi nào thì người dân bị thu hồi sổ hộ khẩu? Nếu bỏ sổ hộ khẩu thì những loại giấy tờ nào được áp dụng thay thế?
Cập nhật 2 năm trước -
7 loại giấy tờ quan trọng sắp bị thay thế, xóa sổ
Cập nhật 2 năm trước -
Người không có hộ khẩu thường trú thiệt thòi như thế nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Chủ nhà cũ vẫn có thể được giữ tên trong sổ hộ khẩu
Cập nhật 3 năm trước -
Không có sổ hộ khẩu ly hôn được không?
Cập nhật 2 năm trước
-
Mức lương của Trưởng phòng pháp chế là bao nhiêu?
Cập nhật 9 ngày trước -
Bộ phận pháp lý của công ty có vai trò gì?
Cập nhật 1 tháng trước -
Mục đích của soạn thảo hợp đồng là gì? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đúng chuẩn?
Cập nhật 1 tháng trước -
Thông báo về việc tổ chức Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ năm?
Cập nhật 1 tháng trước -
Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 phải nộp khi nào?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách viết Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý chi tiết? Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân lãnh đạo quản lý mới nhất?
Cập nhật 1 tháng trước