Tố tụng hình sự là gì? Quy định về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
Cho tôi hỏi tố tụng hình sự là gì? Và xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào? - Hà Nam (TPHCM)
Tố tụng hình sự là gì? Quy định về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Pháp luật về hình sự có thể nói là một trong những lĩnh vực pháp lý vô cùng quan trọng, trong đó có các quy định về tố tụng hình sự. Vậy tố tụng hình sự là gì?
1. Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Quy định về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự
2.1. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:
- Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;
- Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;
- Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;
- Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2.2. Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa
Theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa như sau:
- Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính. Cơ quan công an có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa hoặc người có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa thi hành quyết định của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính người gây rối trật tự phiên tòa.
- Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét xử có quyền khởi tố vụ án hình sự.
- Quy định tại Điều 467 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm tại phiên họp của Tòa án.
2.3. Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt
Tại Điều 468 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và pháp luật khác có liên quan.
Tags:
Tố tụng hình sự hành vi cản trở hoạt động Tố tụng hình sự hoạt động Tố tụng hình sự Bộ luật tố tụng hình sự Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015-
Bản án hình sự là gì? 03 điều cần biết về bản án hình sự
Cập nhật 3 tháng trước -
Các trường hợp phải thay đổi Thư ký Toà án trong tố tụng hình sự
Cập nhật 4 tháng trước -
Có bao nhiêu giai đoạn trong giải quyết vụ án hình sự?
Cập nhật 8 tháng trước -
Trong một vụ án hình sự luật sư được bào chữa cho tối đa bao nhiêu người?
Cập nhật 11 tháng trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Công an được quyền bắt người khi nào?
Cập nhật 3 năm trước
-
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước
-
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 4 ngày trước -
Nên học văn bằng 2 ngành luật ở đâu? Những lưu ý để chọn trường phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước -
Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ sự kiện pháp lý
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 06 tháng cuối năm? Tải mẫu?
Cập nhật 6 ngày trước -
Hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 online?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng
Cập nhật 7 ngày trước