Tiêu chuẩn trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam là gì?
Tôi có một câu hỏi liên quan đến Hội Luật gia Việt Nam. Cho tôi hỏi tiêu chuẩn trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam là gì? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.PH ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tiêu chuẩn trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam là gì?
Theo Điều 7 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020, để trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam thì cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
+ Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có bằng cử nhân luật trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
+ Tán thành Điều lệ Hội.
Lưu ý: Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức, tán thành Điều lệ Hội, có công đóng góp cho Hội và tự nguyện xin gia nhập Hội có thể được công nhận là hội viên danh dự của Hội.
Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của Hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền bầu cử, ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo Hội, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội.
Tiêu chuẩn trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Hội viên Hội Luật gia Việt Nam có những quyền gì?
Theo Điều 8 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020, hội viên Hội Luật gia Việt Nam có những quyền sau:
- Được cấp Thẻ hội viên.
- Được cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
- Được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng nghề nghiệp.
- Tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội.
- Dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo Hội, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Điều lệ này.
- Giới thiệu hội viên mới.
- Được khen thưởng theo quy định của Hội.
- Khiếu nại quyết định của Hội, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích của hội viên và tổ chức Hội theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được yêu cầu Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
- Chuyển nơi sinh hoạt Hội, miễn sinh hoạt Hội, xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên theo quy định.
Thủ tục kết nạp hội viên Hội Luật gia Việt Nam được thực hiện thế nào?
Việc kết nạp hội viên Hội Luật gia Việt Nam được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
“Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên, chuyển sinh hoạt Hội, miễn sinh hoạt Hội, xin ra khỏi Hội
1. Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên
Công dân Việt Nam có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Điều lệ này muốn gia nhập Hội phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và kèm theo hồ sơ gửi Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc nhận hồ sơ xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp trên trực tiếp quyết định.
Trường hợp người xin gia nhập Hội ở nơi chưa có tổ chức Hội thì gửi hồ sơ tới Ban Thường vụ Hội Luật gia có thẩm quyền xem xét kết nạp. Ban Thường vụ Hội đã ra quyết định kết nạp có trách nhiệm giới thiệu hội viên mới sinh hoạt tại tổ chức Hội có điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên.
Người xin gia nhập Hội được công nhận là hội viên kể từ ngày quyết định kết nạp.
2. Chuyển sinh hoạt Hội
Hội viên được chuyển sinh hoạt Hội khi chuyển nơi làm việc hoặc nơi cư trú theo nguyên tắc: Hội viên làm việc hoặc cư trú ở nơi nào thì sinh hoạt tại nơi đó. Đối với trường hợp nơi làm việc không có tổ chức Hội thì sinh hoạt tại tổ chức Hội nơi cư trú. Trường hợp nơi làm việc và nơi cư trú không có tổ chức Hội thì sinh hoạt tại tổ chức Hội nơi có điều kiện thuận lợi nhất đối với hội viên.
3. Miễn sinh hoạt Hội
Hội viên có thể được miễn sinh hoạt Hội trong trường hợp có lý do chính đáng không thể tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên.
4. Xin ra khỏi Hội
Hội viên muốn xin ra khỏi Hội thì gửi đơn tới Ban Chấp hành Chi hội Luật gia nơi hội viên đang sinh hoạt để xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền kết nạp hội viên quyết định.
5. Đương nhiên chấm dứt tư cách hội viên khi:
a) Hội viên chết;
b) Hội viên không tham gia sinh hoạt, không đóng hội phí liên tục từ hai năm trở lên.
6. Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam hướng dẫn thực hiện điều này.”
Như vậy, công dân Việt Nam có đầy đủ các tiêu chuẩn quy định muốn gia nhập Hội phải tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội và kèm theo hồ sơ gửi Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc nhận hồ sơ xem xét, đề nghị Ban Thường vụ Hội Luật gia cấp trên trực tiếp quyết định.
Lưu ý: Trường hợp người xin gia nhập Hội ở nơi chưa có tổ chức Hội thì gửi hồ sơ tới Ban Thường vụ Hội Luật gia có thẩm quyền xem xét kết nạp.
Ban Thường vụ Hội đã ra quyết định kết nạp có trách nhiệm giới thiệu hội viên mới sinh hoạt tại tổ chức Hội có điều kiện thuận lợi nhất cho hội viên.
-
Ngày truyền thống Hội Luật gia Việt Nam là ngày nào? Hội viên của Hội có bắt buộc là công dân Việt Nam?
Cập nhật 3 tháng trước -
Hội Luật gia Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội Luật gia Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn pháp luật và hòa giải ở cơ sở không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Hội Luật gia Việt Nam: Lịch sử và Phạm vi hoạt động
Cập nhật 3 tháng trước -
Cử nhân Luật mới ra trường có được gia nhập, trở thành hội viên Hội Luật gia Việt Nam không?
Cập nhật 11 tháng trước -
Điều kiện, thủ tục kết nạp hội viên Hội Luật gia Việt Nam thế nào? Mẫu Đơn xin gia nhập Hội Luật gia Việt Nam?
Cập nhật 11 tháng trước
-
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao thông báo tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024
Cập nhật 6 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 5 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 5 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 5 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 5 ngày trước -
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 5 ngày trước
-
Văn bản dưới luật có được đặt ra điều cấm của luật? Trách nhiệm xây dựng, ban hành văn bản QPPL? Ví dụ văn bản dưới luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Quy định về hợp đồng khoán việc, 4 lưu ý khi ký kết?
Cập nhật 5 ngày trước -
Các lưu ý trong việc tạo lộ trình học tập phù hợp với mục tiêu của công ty
Cập nhật 5 ngày trước -
Để làm Kiểm sát viên cần học trường gì? Kiểm sát viên thi khối gì? Mức lương của Kiểm sát viên
Cập nhật 5 ngày trước -
Quy định kiểm điểm cuối năm với đảng viên mới kết nạp
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu biên bản làm việc theo Nghị định 118? Khi nào cần lập biên bản làm việc?
Cập nhật 11 ngày trước